Mẫu hợp đồng mua buôn điện mới nhất
Nội dung chính
Mẫu hợp đồng mua buôn điện mới nhất
Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành Thông tư 26/2024/TT-BCT quy định phương pháp lập khung giá bán buôn điện vào ngày 15 tháng 11 năm 2024.
Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 26/2024/TT-BCT quy định hợp đồng mua buôn điện mẫu:
Xem chi tiết mẫu hợp đồng mua buôn điện mới nhất Tại đây
Quy định về Hợp đồng mua buôn điện theo Thông tư 26/2024/TT-BCT?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 26/2024/TT-BCT quy định về hợp đồng mua buôn điện mẫu như sau:
Hợp đồng mua buôn điện mẫu
1. Hợp đồng mua buôn điện mẫu quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này là cơ sở cho Bên bán và Bên mua đàm phán ký kết. Bên bán và Bên mua có quyền thỏa thuận, thống nhất bổ sung các điều khoản được quy định cụ thể trong Hợp đồng mua buôn điện mẫu phù hợp quy định pháp luật.
2. Tập đoàn Điện lực Việt Nam có trách nhiệm báo cáo Cục Điều tiết điện lực thực hiện việc kiểm tra hợp đồng mua buôn điện sau khi kết thúc đàm phán và ký tắt hợp đồng mua buôn điện theo quy định của pháp luật.
Như vậy, hợp đồng mua buôn điện được quy định cụ thể như sau:
- Hợp đồng mua buôn điện mẫu tại Phụ lục Thông tư 26/2024/TT-BCT là cơ sở để Bên bán và Bên mua đàm phán ký kết, đồng thời có thể bổ sung các điều khoản phù hợp với pháp luật.
- Tập đoàn Điện lực Việt Nam phải báo cáo Cục Điều tiết điện lực để kiểm tra hợp đồng sau khi đàm phán và ký tắt, đảm bảo tuân thủ quy định pháp luật.
Mẫu hợp đồng mua buôn điện mới nhất (Hình từ internet)
Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện được quy định ra sao?
Căn cứ Điều 25 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện như sau:
(1) Trước khi yêu cầu Cục Điều tiết điện lực hoặc Sở Công Thương giải quyết tranh chấp, các bên phải tự thương lượng.
(2) Nếu không tự giải quyết được, một hoặc cả hai bên có thể đề nghị Cục Điều tiết điện lực hoặc Sở Công Thương giải quyết tranh chấp.
(3) Hồ sơ đề nghị giải quyết tranh chấp bao gồm:
(i) Văn bản đề nghị giải quyết tranh chấp;
(ii) Biên bản làm việc hoặc tài liệu chứng minh không giải quyết được tranh chấp;
(iii) Bản sao Hợp đồng mua bán điện;
(iv) Bản sao Giấy phép hoạt động điện lực (nếu có);
(v) Tài liệu chứng minh yêu cầu giải quyết tranh chấp hợp pháp;
(vi) Tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc.
(4) Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương phải thông báo tiếp nhận xử lý tranh chấp chậm nhất 05 ngày làm việc. Nếu từ chối Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương phải đưa ra văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
(5) Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có quyền yêu cầu các bên cung cấp tài liệu, kiểm tra thực tế và xác minh hoàn thiện hồ sơ.
(6) Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm tổ chức họp hoà giải chậm nhất sau 20 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, phải tổ chức họp hòa giải.
(7) Cục Điều tiết điện lực, Sở Công Thương có trách nhiệm ban hành văn bản thông báo về kết quả giải quyết tranh chấp chậm nhất sau 05 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức họp hòa giải.
(8) Đối với vụ việc phức tạp, thời gian giải quyết không quá 40 ngày làm việc từ khi nhận hồ sơ hợp lệ.
(9) Nếu kết quả giải quyết tranh chấp của Cục Điều tiết điện lực không được một trong hai bên đồng ý, Sở Công Thương có quyền đưa vụ việc ra Trọng tài thương mại hoặc kiện tại Tòa án.
Nguyên tắc xác định lợi nhuận định mức của Tổng công ty Điện lực được xác định ra sao?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 26/2024/TT-BCT quy định về nguyên tắc xác định lợi nhuận định mức của Tổng công ty Điện lực như sau:
Lợi nhuận cho phép dự kiến năm N (LNN) của Tổng công ty Điện lực i được xác định theo công thức sau:
LNN = VCSHN x ROEN
Trong đó:
VCSHN: Vốn chủ sở hữu tại thời điểm ngày 31 tháng 12 (hoặc ngày 30 tháng 9 trường hợp chưa có số liệu thời điểm ngày 31 tháng 12) năm N-1 (đồng);
ROEN: Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu năm N áp dụng cho Tổng công ty Điện lực thứ i (%), được xác định theo phương án giá bán lẻ điện năm N hoặc quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Thông tư 26/2024/TT-BCT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30 tháng 12 năm 2024.