08:35 - 30/09/2024

Trẻ em vi phạm pháp luật, ai chịu trách nhiệm?

Hiện nay xu hướng trẻ em vi phạm pháp luật đang ngày càng gia tăng. Vậy khi trẻ em phạm pháp, trẻ em có phải chịu trách nhiệm trước pháp luật hay không?

Nội dung chính

    Trẻ em vi phạm pháp luật, ai chịu trách nhiệm?

    Trách nhiệm pháp luật gồm hai trách nhiệm chính là hình sự và dân sự, về cơ bản trẻ em không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật khi có hành vi phạm pháp. Chỉ trong một số trường hợp nhất định, trẻ em mới phải chịu trách nhiệm hình sự, dân sự…”.

    Theo quy định tại Điều 586 Bộ Luật dân sự 2015, trẻ em chưa đủ mười lăm tuổi gây thiệt hại mà còn cha, mẹ thì cha, mẹ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại; nếu tài sản của cha, mẹ không đủ để bồi thường mà trẻ em dưới 15 tuổi gây thiệt hại có tài sản riêng thì lấy tài sản đó để bồi thường phần còn thiếu. Một điểm đáng chú ý nữa là theo quy định tại Điều 599: trẻ em chưa đủ mười lăm tuổi trong thời gian trường học trực tiếp quản lý mà gây thiệt hại thì trường học phải bồi thường thiệt hại xảy ra, nếu trường học chứng minh được mình không có lỗi trong quản lý thì cha mẹ hoặc người giám hộ phải bồi thường.

    Về trách nhiệm hình sự, Luật sư Trịnh Ngọc Tuấn cho biết: theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015, thì trẻ em chưa đủ 14 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm. Trẻ em từ đủ 14 tuổi trở lên, nhưng chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc  tội phạm  đặc biệt nghiêm trọng".

    Kể cả khi phải chịu trách nhiệm hình sự thì hình phạt áp dụng với trẻ em cũng được pháp luật quy định “nhẹ nhàng” hơn. Cụ thể, khi quyết định hình phạt đối với trẻ em phạm tội phải tuân thủ theo Điều 74 Bộ luật hình sự hiện hành: Đối với trẻ em từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi khi phạm tội, nếu điều luật được áp dụng quy định hình phạt tù chung thân hoặc tử hình, thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá mười hai năm tù; nếu là tù có thời hạn thì mức hình phạt cao nhất được áp dụng không quá một phần hai mức phạt tù mà điều luật quy định".

    Việc xử lý trẻ em phạm tội chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Trẻ em phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự, nếu trẻ em đó phạm tội ít nghiêm trọng hoặc tội nghiêm trọng, gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục. Khi xét xử, nếu thấy không cần thiết phải áp dụng hình phạt đối với trẻ em, thì Toà án áp dụng một trong các biện pháp tư pháp được quy định tại Điều 70 của Bộ luật hình sự như giáo dục tại xã, phường hoặc đưa vào trường giáo dưỡng.

    Như vậy, vì cháu bé ở Kỳ Sơn, Nghệ An vi phạm khi mới chỉ 11 tuổi, do đó cháu không phải chịu trách nhiệm trước hình sự trước pháp luật. Cha, mẹ cháu sẽ phải bồi thường toàn bộ thiệt hại mà cháu bé gây ra cho ông cụ bị giật túi theo quy định của pháp luật dân sự.

    Ngày 5/3, L.V.Y (11 tuổi) đi từ trung tâm thị trấn Mường Xén, về xã Hữu Kiệm – huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Trên đường L.V.Y phát hiện ông Nguyễn Văn Huấn đi xe đạp, phía trước giỏ xe có một túi xách.

    L.V.Y lập tức vượt lên đầu dốc thuộc địa phận bản Na Lượng 1 chờ sẵn. Khi ông Huấn vừa đến nơi, L.V.Y xuất hiện giật chiếc túi xách của ông Huấn rồi bỏ chạy vào rừng.

    Nhận được tin báo, đội cảnh sát điều tra công an huyện Kỳ Sơn phối hợp với ban công an xã Hữu Kiệm, nhanh chóng vào cuộc khoanh vùng điều tra. Sau hơn 1 giờ đồng hồ truy bắt, lực lựng chức năng đã tìm thấy L.V.Y trong khu rừng gần bản Khe Tỳ cùng tang vật là một túi xách.

    Kiểm tra bên trong túi xách lực lượng chức năng phát hiện có trên 5,5 triệu đồng tiền mặt, một chiếc điện thoại và một số giấy tờ của gia đình ông Huấn.

    Chiều cùng ngày, sau khi hoàn tất hồ sơ vụ việc, cơ quan công an huyện Kỳ Sơn đã trao trả lại tài sản cho người bị hại.

    1102
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ