09:12 - 30/10/2024

Theo quy định hiện nay trẻ em được điều trị ho như thế nào theo khuyến cáo điều trị tại cở sở bán lẻ thuốc?

Theo quy định hiện nay trẻ em được điều trị ho như thế nào theo khuyến cáo điều trị tại cở sở bán lẻ thuốc? Văn bản nào hiện đang quy định?

Nội dung chính

    Theo quy định hiện nay trẻ em được điều trị ho như thế nào theo khuyến cáo điều trị tại cở sở bán lẻ thuốc?

    Căn cứ Mục 4.3 Chương IIIA Sổ tay thực hành tại cơ sở bán lẻ thuốc (Ban hành kèm theo Quyết định 696/QĐ-QLD năm 2021) quy định về khuyến cáo điều trị ho ở trẻ em tại cơ sở bán lẻ thuốc như sau:

    Nghiên cứu gần đây cho thấy thuốc ho cho trẻ em không tốt hơn giả dược. Chức năng của phản xạ ho là làm sạch chất tiết ra khỏi đường hô hấp và việc giữ lại những chất tiết này có thể gây hại dẫn đến tắc nghẽn đường thở. Đôi khi, trẻ có thể kiệt sức hoặc mất ngủ hoặc nôn trớ nhiều lần do ho. Trong những trường hợp này, việc sử dụng thuốc giảm ho có thể hữu ích. Các hướng dẫn sau nên được tuân thủ:

    - Chỉ nên sử dụng thuốc ở bệnh nhân đã được xác định không có dấu hiệu nào cần phải đi khám bác sĩ.

    - Không nên sử dụng cho trẻ dưới 2 tuổi thuốc điều trị ho và cảm lạnh có chứa kháng histamin H1 có tác dụng an thần, thuốc giảm ho, thuốc long đờm hoặc thuốc chống sung huyết mũi.

    - Nên tránh sử dụng các chế phẩm có chứa long não cho trẻ em do nguy cơ gây tác dụng phụ lên hệ thần kinh trung ương như co giật hoặc suy hô hấp.

    - Không nên sử dụng sirô chứa cồn: cồn có thể làm trẻ an thần và ức chế cơn ho.

    - Một số sirô ho có thể chứa hàm lượng đường lớn, nếu sử dụng quá nhiều, các sirô này có thể gây tiêu chảy thẩm thấu.

    - Không nên cho trẻ sơ sinh bú sữa mẹ hoàn toàn uống sirô: đường trong sirô có thể làm trẻ giảm bú sữa mẹ.

    - Mật ong có thể hiệu quả trong điều trị ho ở trẻ em > 1 tuổi. Tránh sử dụng mật ong với trẻ nhỏ hơn 1 tuổi.

     

    2