15:27 - 08/11/2024

Trách nhiệm bồi thường khi người bị thiệt hại cũng có lỗi được quy định như thế nào?

Em có một câu hỏi muốn nhờ Ban biên tập Thư Ký Luật tư vấn giúp. Khi em tham gia giao thông khi xuống dốc cầu thì có một bà cụ leo qua giải phân cách đi qua đường vì tính huống bất ngờ nên đã va quẹt vào bà cụ gây ra tai nạn trường hợp này giải quyết như thế nào?

Nội dung chính

    Trách nhiệm bồi thường khi người bị thiệt hại cũng có lỗi được quy định như thế nào?

    Căn cứ Điều 604 Bộ Luật dân sự 2005 quy định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:

    "1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

    2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó."

    Điều 617 Bộ luật dân sự 2005 quy định bồi thường thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại có lỗi: "Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường."

    Như vậy, phải xác định được lỗi gây ra tai nạn giao thông thuộc về ai từ đó xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại thuộc về ai? Do bạn không nói rõ về sự việc của bạn nên sẽ chia các trường hợp như sau:

    Thứ nhất, tai nạn xảy ra do xe của bạn bị mất phanh, mất thắng tự lao xuống dốc gây ra tai nạn giao thông như vậy là do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Khoản 1 Điều 623 Bộ luật dân sự 2005:“Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.”

    Khoản 18 Điều 3 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định: “Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự”.

    Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự 2005 như sau:

    "...

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

    3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

    a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

    b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

    ... ".

    Như vậy, theo quy định trên, nếu người bị hại cũng có lỗi (họ tự trèo qua giải phân cách ở đường), đây không phải là phần đường giành cho người đi bộ, họ cố tình trèo qua thì bên bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại. 

    Thứ hai, do bạn lái xe lao xuống dốc nhanh, không quan sát kỹ gây tai nạn giao thông cho bà cụ. Bạn sẽ phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại về sức khỏe theo quy định tại Điều 609 Bộ luật dân sự 2005 như sau:

    "1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:

    a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

    b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

    c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

    2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định."

    Tuy nhiên, bà cụ sang đường cũng có lỗi đó là tự trèo qua giải phân cách, như vậy thì bạn chỉ phải bồi thường thiệt hại 01 phần nhất định cho bà cụ.

    Thứ ba, Bạn đi xuống dốc đúng tốc độ, có quan sát kỹ, do bà cụ trèo qua giải phân cách. Bạn không xử lý kịp thì bạn nên gây tai nạn giao thông như vậy bạn sẽ không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho bà cụ bởi lỗi xảy ra hoàn toàn do bà cụ.

    Trân trọng!

    414
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ