14:31 - 13/11/2024

Trách nhiệm bồi thường khi lái xe thuê gây tai nạn?

Trách nhiệm bồi thường khi lái xe thuê gây tai nạn? Gây tai nạn do tình huống bất ngờ, có phải bồi thường? Hàng xóm xây hàng rào trên ranh giới đất có phải trả tiền?

Nội dung chính

    Trách nhiệm bồi thường khi lái xe thuê gây tai nạn?

    Lái xe thuê gây tai nạn thì ai là người phải bồi thường? Mong được phản hồi từ quý Ban biên tập?

    Căn  cứ Điều 601 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

    1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

    Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải vận hành, sử dụng, bảo quản, trông giữ, vận chuyển nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật.

    2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Khi chủ sở hữu, người chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

    Như vậy,nếu chủ sở hữu ô tô giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng, thì người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thỏa thuận khác. Việc xác định trách nhiệm bồi thường thiệt hại này không phụ thuộc vào việc chủ xe có mặt trên chuyến xe đó hay không mà dựa vào việc ai là người đang chiếm hữu, sử dụng chiếc xe đó.

    Nếu người gây tai nạn là người được thuê lái xe và được trả tiền công thì lái xe này không phải là người chiếm hữu, sử dụng chiếc xe, mà chủ xe mới là người chiếm hữu, sử dụng, do vậy chủ xe phải là người bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn theo quy định tại Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác. Xét trong trường hợp bạn là chủ xe thì bạn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị tai nạn, trách nhiệm của bạn chỉ được loại trừ trong trường hợp thiệt hại xảy ra do lỗi cố ý của người bị nạn hoặc thiệt hại xảy ra thuộc trường hợp bất khả kháng hay tình thế cấp thiết (Khoản 3 Điều 601 Bộ luật dân sự năm 2015).

    Gây tai nạn do tình huống bất ngờ, có phải bồi thường?

    Chuyện là cách đây nửa tháng em có đi Sầm Sơn chơi. Khi đi đến đoạn đường 1 chiều và được phân làm 2 làn đường. Em đi làn ngoài và 2 người đi xe đạp đi làn trong. Khi đi được 1 đoạn họ bị 1 chiếc xe khác đi từ đằng sau húc vào làm người ngã ra đường và xe đạp của họ văng sang bên làn em đang lưu thông cùng chiều. Lúc ấy em đang đi đằng sau gặp tình huống khẩn cấp không thể xử lý được nên đã húc vào xe của họ và kéo đi 1 đoạn làm xe đạp của họ và xe của em bị hư hỏng nặng. Các anh có thể cho em biết trường hợp trên của em có phải bồi thường thiệt hại về xe của họ không ạ ?

     

    Trước tiên cần phải xác định việc điều khển xe có vi phạm luậtgiao thông đường bộ hay không để xác định về trách nhiệm hành chính hoặc trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Khoản 79 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:

     Người nào chỉ huy, điều khiển phương tiện giao thông đường sắt mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    ....

    Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 3 Thông tư liên tịch số 09/2013/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BTP như sau: “Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Khoản 79 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.”

    Thực tế ở đây bạn đang lưu thông bình thường trên phần đường của mình. Hành vi của bạn gây ra hậu quả do sự kiện bất ngờ tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc  không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự quy định tại Điều 20 Bộ luật hình sự 2015 cũng như việc có thể bị loại trừ trách nhiệm xử phạt hành chính hoặc bồi thường thiệt hại về dân sự do tài sản bị thiệt hại bởi bạn không có lỗi để xảy ra hậu quả bởi theo quy định tại Điều 584 của Bộ luật dân sự 2015: “Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”

    Hàng xóm xây hàng rào trên ranh giới đất có phải trả tiền?

    Hàng xóm tự ý xây hàng rào ngăn cách trên ranh giới đất và yêu cầu trả 50% chi phí xây dựng có đúng không? Tôi và hàng xóm hay có tranh chấp về mốc ranh giới đất. Gần đây hàng xóm tôi xây dựng hàng rào trên ranh giới đất giữa nhà người đó với nhà tôi. Họ yêu cầu tôi phải có trách nhiệm trả 50% tiền xây dựng hàng rào này. Như vậy tôi có phải trả tiền cho họ không. Và nếu tôi không đồng ý với việc xây dựng của hàng xóm thì phải xử lý như thế nào?

     

    Căn cứ Khoản 2 Điều 176 Bộ luật dân sự 2015 có quy định như sau:

    - Các chủ sở hữu bất động sản liền kề có thể thỏa thuận với nhau về việc dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn trên ranh giới để làm mốc giới ngăn cách giữa các bất động sản; những vật mốc giới này là sở hữu chung của các chủ thể đó.

    - Trường hợp mốc giới ngăn cách chỉ do một bên tạo nên trên ranh giới và được chủ sở hữu bất động sản liền kề đồng ý thì mốc giới ngăn cách đó là sở hữu chung, chi phí để xây dựng do bên tạo nên chịu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác; nếu chủ sở hữu bất động sản liền kề không đồng ý mà có lý do chính đáng thì chủ sở hữu đã dựng cột mốc, hàng rào, trồng cây, xây tường ngăn phải dỡ bỏ.

    Như vậy, theo quy định như trên nếu không có thỏa thuận ngay từ ban đầu, mà hàng xóm của bạn tự ý xây dựng hàng rào trên ranh giới đất của hai gia đình thì người xây dựng hàng rào này phải tự chịu các chi phí xây dựng. Trong trường hợp này bạn có thể trả cho hàng xóm của bạn chi phí xây dựng hàng rào hoặc không.

    9