08:52 - 12/11/2024

Tội dâm ô với trẻ em có được hưởng án treo không?

Tội dâm ô với trẻ em có được hưởng án treo không?

Nội dung chính

    Tội dâm ô với trẻ em có được hưởng án treo không?

    1. Điều 116 Bộ luật hình sự năm 1999 quy định về tội dâm ô như sau:

    “1. Người nào đã thành niên mà có hành vi dâm ô đối với trẻ em, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm:

    a) Phạm tội nhiều lần;

    b) Đối với nhiều trẻ em;

    c) Đối với trẻ em mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

    d) Gây hậu quả nghiêm trọng;

    đ) Tái phạm nguy hiểm.

    3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười hai năm.

    4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

    2. Về điều kiện hưởng án treo:

    Tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã hướng dẫn, chỉ cho người bị xử phạt tù hưởng án treo khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1.  Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì.

    Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.

    2.  Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng.

    3.  Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của Bộ luật hình sự. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên.

    4.  Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.

    Như vậy, nếu người phạm tội theo quy định tại khoản 1 Điều 116 BLHS với khung hình phạt ở mức cao nhất không quá 3 năm tù và đã bị tạm giam thì có thể được hưởng án treo nếu có đủ điều kiện nói trên, tuy nhiên, tòa án chỉ cho người đó hưởng án treo khi thời gian đã bị tạm giam ngắn hơn thời hạn phạt tù.

    3. Về quyền tham gia bào chữa của luật sư:

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật Tố tụng Hình sự (BLTTHS) thì người bào chữa có thể là:

    1.  Luật sư;

    2.  Người đại diện hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo;

    3.  Bào chữa viên nhân dân.

    Bên cạnh đó, khoản 1 Điều 58 BLTTHS có quy định: Người bào chữa tham gia tố tụng từ khi khởi tố bị can, Trong trường hợp bắt người theo quy định tại Điều 81 và Điều 82 của Bộ luật này thì người bào chữa tham gia tố tụng từ khi có quyết định tạm giữ. Trong trường hợp cần giữ bí mật điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia, thì Viện trưởng Viện kiểm sát quyết định để người bào chữa tham gia tố tụng từ khi kết thúc điều tra.

    Căn cứ những quy định trên, luật sư có thể tham gia tố tụng để bào chữa cho người phạm tội khi người phạm tội hoặc gia đình có giấy mời luật sư sau đó luật sư sẽ tiến hành những thủ tục cần thiết để được cấp Giấy chứng nhận bào chữa theo quy định của BLTTHS và những văn bản có liên quan.

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 58 BLTTHS thì Luật sư (người bào chữa) có quyền:

    1.  Có mặt khi lấy lời khai của người bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can và nếu Điều tra viên đồng ý thì được hỏi người bị tạm giữ, bị can và có mặt trong những hoạt động điều tra khác; xem các biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của mình và các quyết định tố tụng liên quan đến người mà mình bào chữa;

    2.  Đề nghị Cơ quan điều tra báo trước về thời gian và địa điểm hỏi cung bị can để có mặt khi hỏi cung bị can;

    3.  Đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

    4.  Thu thập tài liệu, đồ vật, tình tiết liên quan đến việc bào chữa từ người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người thân thích của những người này hoặc từ cơ quan, tổ chức, cá nhân theo yêu cầu của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo nếu không thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác;

    5.  Đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

    6.  Gặp người bị tạm giữ; gặp bị can, bị cáo đang bị tạm giam;

    7.  Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật;

    8.  Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên toà;

    9.  Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

    10. Kháng cáo bản án, quyết định của Toà án nếu bị cáo là người chưa thành niên hoặc người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất quy định tại điểm b khoản 2 Điều 57 của Bộ luật Tố tụng Hình sự.

    Như vậy, luật sư có quyền vào nơi tạm giam của bị can để tiến hoành các hoạt động như trên.

    11