Tổ chức tín dụng cần đáp ứng những điều kiện nào để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động từ 01/7/2024?
Nội dung chính
Tổ chức tài chính vi mô được thực hiện những hoạt động kinh doanh khác nào theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024?
Căn cứ theo quy định tại Điều 130 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì hoạt động kinh doanh khác của tổ chức tài chính vi mô bao gồm:
- Ủy thác vốn, nhận vốn ủy thác cho vay của tổ chức, cá nhân;
- Đại lý cung ứng dịch vụ thanh toán cho ngân hàng đối với khách hàng của tổ chức tài chính vi mô đó;
- Cung ứng dịch vụ thu hộ, chi hộ và chuyển tiền cho khách hàng của tổ chức tài chính vi mô;
- Đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm, phù hợp với phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước;
- Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
Tổ chức tín dụng cần đáp ứng những điều kiện nào để được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động từ 01/7/2024?
Tổ chức tài chính vi mô có phải là tổ chức tín dụng hay không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 38 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có định nghĩa:
Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Như vậy, tổ chức tài chính vi mô là một loại hình tổ chức tín dụng theo quy định pháp luật.
Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép thành lập và hoạt động khi đáp ứng những điều kiện nào từ 01/7/2024?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
- Có vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
- Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có cam kết đủ khả năng tài chính để góp vốn;
- Người quản lý, người điều hành, thành viên Ban kiểm soát có đủ các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại Điều 41 Luật Các tổ chức tín dụng 2024;
- Điều lệ phù hợp với quy định của Luật Các tổ chức tín dụng 2024 và quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Đề án thành lập, phương án kinh doanh khả thi, bảo đảm không gây ảnh hưởng đến sự an toàn, ổn định của hệ thống tổ chức tín dụng, không tạo ra sự độc quyền hoặc hạn chế cạnh tranh hoặc cạnh tranh không lành mạnh trong hệ thống tổ chức tín dụng.
Lưu ý: Tổ chức tín dụng là tổ chức kinh tế có tư cách pháp nhân thực hiện một, một số hoặc tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
Giấy phép thành lập và hoạt động của tổ chức tín dụng bị thu hồi khi nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 thì Ngân hàng Nhà nước thu hồi Giấy phép đã cấp trong trường hợp sau đây:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
- Tổ chức tín dụng bị chia, bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có hiện diện thương mại tại Việt Nam bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
Quyết định thu hồi Giấy phép được Ngân hàng Nhà nước công bố trên Cổng thông tin điện tử Ngân hàng Nhà nước.
Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bị thu hồi Giấy phép phải chấm dứt hoạt động kinh doanh kể từ ngày Quyết định thu hồi Giấy phép của Ngân hàng Nhà nước có hiệu lực.
Ai là người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng theo quy định mới nhất?
Căn cứ theo quy định tại Điều 11 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định người đại diện theo pháp luật của tổ chức tín dụng được quy định tại Điều lệ của tổ chức tín dụng và phải là một trong những người sau đây:
- Chủ tịch Hội đồng quản trị hoặc Chủ tịch Hội đồng thành viên của tổ chức tín dụng;
- Tổng giám đốc (Giám đốc) của tổ chức tín dụng.
Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ 01 tháng 07 năm 2024, trừ khoản 3 Điều 200 và khoản 15 Điều 210 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2025.