10:08 - 09/11/2024

Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự

Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự được quy định thế nào?Em có thể xem thêm thông tin tại đâu? 

Nội dung chính

    Tiếng nói và chữ viết trong tố tụng hình sự

    Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 29 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2008). Theo đó: 

    Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Người tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình, trường hợp này phải có phiên dịch.

    Đây là nguyên tắc hiến định được ghi nhận tại Hiếp pháp nước Việt Nam năm 2013 và được ghi nhận trong Bộ luật tố tụng hình sự với tư cách là một trong những nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự. Nguyên tắc này có ý nghĩa chính trị – xã hội và thực tiễn rất to lớn. Một mặt nó thể hiện sự bình đẳng giữa những dân tộc khác nhau, và mặt khác, bảo đảm cho việc xét xử được chính xác, công khai.

    Tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự là tiếng Việt. Quy định này bảo đảm cho hoạt động tố tụng hình sự được tiến hành chính xác và thống nhất trong cả nước. Tiếng Việt là quốc ngữ, là ngôn ngữ phổ thông được dùng trong giao dịch chính thức của các cơ quan nhà nước, của các tổ chức xã hội, được dùng trong các quyết định, biên bản, giấy tờ của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự, trong việc xét hỏi, thẩm vấn, đánh giá chứng cứ, giám định…, vì vậy trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì tiếng nói và chữ viết phải là tiếng Việt. Quy định này thể hiện Việt Nam là một quốc gia thống nhất, có một hệ thống pháp luật thống nhất và áp dụng pháp luật thống nhất.

    Theo đó, người tiến hành và tham gia tố tụng có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình. Quy định này tạo điều kiện cho người tiến hành và tham gia tố tụng hình sự khả năng tích cực tham gia vào việc xem xét, giải quyết vụ án và ở nghĩa đầy đủ nhất sử dụng được các quyền mà pháp luật giành cho họ thực hiện các nghĩa vụ của mình. Các công dân được dùng tiếng nói, chữ viết của dân tộc mình trước các cơ quan tiến hành tố tụng thì dễ dàng tiến hành những tình tiết, sự việc của vụ án, có khả năng sử dụng tất cả các phương tiện để tự bào chữa. Đó cũng là một trong những điều kiện để Toà án xác định chân lý khách quan về vụ án, của việc ra quyết định hợp pháp và có căn cứ, đồng thời có ý nghĩa giáo dục và phòng ngừa rất lớn đối với mọi người tham gia phiên toà xét xử.

    Việc sử dụng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trong tố tụng hình sự không chỉ áp dụng cho những người dân tộc sống trên đất nước Việt Nam mà còn áp dụng đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam khi họ tham gia tố tụng.

    Trong trường hợp người tham gia tố tụng dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình cần phải có phiên dịch. Họ có quyền thông qua người phiên dịch tìm hiểu hổ sơ, tham gia vào các hoạt động tố tụng và phát biểu trong phiên toà bằng tiếng nói của dân tộc mình. Các cơ quan tiến hành tố tụng phải đảm bảo điều kiện để họ thực hiện quyền dùng tiếng nói và chữ viết mà họ thông thạo.

    Các văn bản theo luật cần phải tống đạt cho những người tham gia tố tụng phải được dịch ra ngôn ngữ dân tộc mà người đó sử dụng.

    Trên đây là nội dung tư vấn về tiếng nói và chữ viết dùng trong tố tụng hình sự. Để hiểu chi tiết hơn vấn đề này, bạn vui lòng tham khảo thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 2015.

    Trân trọng!

    369
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ