11:16 - 18/12/2024

Thế nào là người thừa kế? Những người hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào?

Thế nào là người thừa kế? Những người hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào?

Nội dung chính

    Thế nào là người thừa kế?

    Căn cứ vào Điều 613 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

    Người thừa kế
    Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết. Trường hợp người thừa kế theo di chúc không là cá nhân thì phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Như vậy, người thừa kế có thể là cá nhân và cũng có trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân.

    Theo đó, đối với trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân thì chỉ được thừa kế theo di chúc. Điều kiện để đối tượng này được xem là người thừa kế là phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.

    Còn đối với trường hợp người thừa kế là cá nhân thì phải còn sống vào thời điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết.

    Thế nào là người thừa kế? Những người hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào?

    Thế nào là người thừa kế? Những người hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào?

    Những người hưởng thừa kế phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như thế nào?

    Căn cứ theo quy định tại Điều 615 Bộ luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như sau:

    - Những người hưởng thừa kế có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ tài sản trong phạm vi di sản do người chết để lại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp di sản chưa được chia thì nghĩa vụ tài sản do người chết để lại được người quản lý di sản thực hiện theo thỏa thuận của những người thừa kế trong phạm vi di sản do người chết để lại.

    - Trường hợp di sản đã được chia thì mỗi người thừa kế thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại tương ứng nhưng không vượt quá phần tài sản mà mình đã nhận, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    - Trường hợp người thừa kế không phải là cá nhân hưởng di sản theo di chúc thì cũng phải thực hiện nghĩa vụ tài sản do người chết để lại như người thừa kế là cá nhân.

    Thời điểm mở thừa kế là thời điểm nào?

    Căn cứ theo Điều 611 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Thời điểm, địa điểm mở thừa kế
    1. Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết. Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật này.
    2. Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi có phần lớn di sản.

    Theo như quy định trên, thời điểm mở thừa kế được quy định như sau:

    - Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết.

    - Đối với trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định khoản 2 Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015

    Dẫn chiếu đến Điều 71 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

    Tuyên bố chết
    1. Người có quyền, lợi ích liên quan có thể yêu cầu Tòa án ra quyết định tuyên bố một người là đã chết trong trường hợp sau đây:
    a) Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
    b) Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;
    c) Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
    d) Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 của Bộ luật này.
    2. Căn cứ vào các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, Tòa án xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết.
    3. Quyết định của Tòa án tuyên bố một người là đã chết phải được gửi cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người bị tuyên bố là đã chết để ghi chú theo quy định của pháp luật về hộ tịch.

    Theo đó, Tòa án căn cứ theo các trường hơp dưới đây để xác định ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết:

    - Sau 03 năm, kể từ ngày quyết định tuyên bố mất tích của Tòa án có hiệu lực pháp luật mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    - Biệt tích trong chiến tranh sau 05 năm, kể từ ngày chiến tranh kết thúc mà vẫn không có tin tức xác thực là còn sống;

    - Bị tai nạn hoặc thảm họa, thiên tai mà sau 02 năm, kể từ ngày tai nạn hoặc thảm hoạ, thiên tai đó chấm dứt vẫn không có tin tức xác thực là còn sống, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;

    - Biệt tích 05 năm liền trở lên và không có tin tức xác thực là còn sống; thời hạn này được tính theo quy định tại khoản 1 Điều 68 Bộ luật Dân sự 2015

    Khi đó thời điểm mở thừa kế đối với trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết là ngày chết của người bị tuyên bố là đã chết được Tòa án căn cứ theo các trường hợp như trên.

    49
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ