10:05 - 18/12/2024

Thế nào là cầm cố và thế chấp tài sản? Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015 chi tiết?

Thế nào là cầm cố và thế chấp tài sản? Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015 chi tiết?

Nội dung chính

    Thế nào là cầm cố tài sản?

    Thông tin dưới đây phân biệt: "Thế nào là cầm cố và thế chấp tài sản? Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo Bộ luật Dân sự 2022 chi tiết?"

    Căn cứ theo quy định tại Điều 309 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về cầm cố tài sản cụ thể như sau:

    Cầm cố tài sản
    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    Theo đó, cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    Thế nào là thế chấp tài sản?

    Đối với quy định về thế chấp tài sản thì tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản cụ thể như sau:

    Thế chấp tài sản
    1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).
    2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

    Theo đó, thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

    Thế nào là cầm cố và thế chấp tài sản? Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015 chi tiết?

    Thế nào là cầm cố và thế chấp tài sản? Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015 chi tiết?

    Những đặc điểm giống nhau giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản?

    - Về hình thức: Thỏa thuận cầm cố, thế chấp tài sản giữa các bên được lập thành hợp đồng dưới dạng văn bản.

    - Về hiệu lực của thỏa thuận cầm cố, thế chấp: Có hiệu lực từ thời điểm giao kết trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

    - Thời điểm chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp:

    Chấm dứt thỏa thuận cầm cố, thế chấp trong 4 trường hợp cụ thể như sau:

    + Nghĩa vụ được bảo đảm bằng cầm cố/thế chấp chấm dứt;

    + Việc cầm cố/thế chấp tài sản được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác;

    + Tài sản cầm cố/thế chấp đã được xử lý;

    + Theo thoả thuận của các bên.

    Thông tin trên cung cấp về thắc mắc: "Thế nào là cầm cố và thế chấp tài sản?"

    Sự khác nhau giữa cầm cố tài sản và thế chấp tài sản như thế nào?

    Tiêu chí

    Cầm cố tài sản

    Thế chấp tài sản

    Căn cứ pháp lý

    Tiểu mục 2 trong Bộ luật Dân sự 2015

    Tiểu mục 3 trong Bộ luật Dân sự 2015

    Định nghĩa

    Cầm cố tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên cầm cố) giao tài sản thuộc quyền sở hữu của mình cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận cầm cố) để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.

    Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

    Sự chuyển giao tài sản

    Không

    Chủ thể

    Bên cầm cố, bên nhận cầm cố

    Bên thế chấp, bên nhận thế chấp, bên thứ ba giữ tài sản thế chấp

    Tài sản

    Động sản, các loại giấy tờ có giá như trái phiếu, cổ phiếu,...

    Bất động sản, động sản, quyền tài sản

    Trả lại tài sản

    Khi việc cầm cố tài sản chấm dứt tài sản cầm cố, giấy tờ liên quan tới tài sản cầm cố được trả lại cho bên cầm cố.

    Hoa lợi, lợi tức thu được từ tài sản cầm cố cũng được trả lại cho bên cầm cố, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    Bên nhận thế chấp trả lại các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên có thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

    Hiệu lực đối kháng với người thứ 3

    Cầm cố tài sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm bên nhận cầm cố nắm giữ tài sản cầm cố.

    Trường hợp bất động sản là đối tượng của cầm cố theo quy định của pháp luật thì việc cầm cố bất động sản có hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký

    Thế chấp tài sản phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký

    Thông tin trên giải đáp về: "Thế nào là cầm cố và thế chấp tài sản? Phân biệt cầm cố và thế chấp tài sản theo Bộ luật Dân sự 2015 chi tiết?"

    88
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ