14:31 - 11/11/2024

Sản phẩm của dự án ứng dụng công nghệ thông tin được bảo hành như thế nào?

Sản phẩm của dự án ứng dụng công nghệ thông tin được bảo hành như thế nào?

Nội dung chính

    Sản phẩm của dự án ứng dụng công nghệ thông tin được bảo hành như thế nào?

    Bảo hành sản phẩm của dự án ứng dụng công nghệ thông tin được quy định tại Điều 48 Nghị định 102/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước như sau:

    1. Thời hạn tối thiểu bảo hành sản phẩm của dự án ứng dụng công nghệ thông tin được tính từ ngày Chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu và được quy định như sau:

    a) Bảo hành 24 tháng đối với sản phẩm của dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A;

    b) Bảo hành 12 tháng đối với sản phẩm của dự án nhóm B, C.

    2. Mức tiền bảo hành tối thiểu được tính bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị sản phẩm của dự án và được quy định như sau:

    a) Đối với sản phẩm có thời hạn bảo hành 24 tháng là 3%;

    b) Đối với sản phẩm có thời hạn bảo hành 12 tháng là 5%.

    3. Nhà thầu có trách nhiệm nộp tiền bảo hành vào tài khoản của Chủ đầu tư trước khi Chủ đầu tư ký biên bản nghiệm thu. Tiền bảo hành sản phẩm được tính lãi suất như tiền gửi ngân hàng. Nhà thầu và Chủ đầu tư có thể thỏa thuận việc thay thế tiền bảo hành bằng thư bảo lãnh của ngân hàng có giá trị tương đương.

    Nhà thầu chỉ được hoàn trả tiền bảo hành sau khi kết thúc thời hạn bảo hành và được Chủ đầu tư xác nhận đã hoàn thành công việc bảo hành.

    4. Trách nhiệm của các bên về bảo hành:

    a) Chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án có trách nhiệm:

    - Kiểm tra, phát hiện sai hỏng để yêu cầu nhà thầu sửa chữa, khắc phục, thay thế. Trường hợp nhà thầu không đáp ứng được việc bảo hành thì Chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án có quyền thuê nhà thầu khác thực hiện. Kinh phí thuê được lấy từ tiền bảo hành sản phẩm của dự án;

    - Giám sát và nghiệm thu công việc khắc phục, sửa chữa, thay thế của nhà thầu;

    - Xác nhận hoàn thành bảo hành sản phẩm của dự án cho nhà thầu;

    b) Nhà thầu có trách nhiệm:

    - Tổ chức khắc phục, sửa chữa, thay thế ngay sau khi có yêu cầu của Chủ đầu tư, đơn vị quản lý, sử dụng sản phẩm của dự án và phải chịu mọi phí tổn khắc phục, sửa chữa, thay thế;

    - Từ chối bảo hành trong các trường hợp: Hư hỏng không phải do lỗi của nhà thầu gây ra; Chủ đầu tư vi phạm quy định quản lý nhà nước bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền buộc gỡ bỏ; Sử dụng sản phẩm của dự án sai quy trình vận hành;

    c) Nhà thầu phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra hư hỏng, sự cố, sai hỏng đối với sản phẩm của dự án kể cả sau thời gian bảo hành, tuỳ theo mức độ vi phạm còn bị xử lý theo quy định của pháp Luật.

    8