10:54 - 11/11/2024

Quy định về việc bổ nhiệm phó hiệu trưởng trường mầm non

Việc bổ nhiệm phó hiệu trưởng trường mầm non được thực hiện như thế nào? Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng trường mầm non được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Quy định về việc bổ nhiệm Phó hiệu trưởng trường mầm non

    Tại Khoản 2 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT về Điều lệ Trường mầm non do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có quy định:

    Phó hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm; phó hiệu trưởng trường dân lập, tư­ thục do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện công nhận. Nhiệm kỳ của phó hiệu trưởng là 05 năm. Sau mỗi năm học, phó hiệu trưởng được viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định;

    => Như vậy, theo quy định nêu trên thì Phó hiệu trưởng trường công lập do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện bổ nhiệm. Còn nếu là trường mầm non dân lập tư thục thì do Chủ tịch UBND cấp huyện công nhận.

    Nhiệm kỳ của Phó hiệu trưởng trường mầm non là 5 năm.

    Nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng trường mầm non

    Tại Khoản 2 Điều 10 Quy chế ban hành kèm theo Thông tư 52/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của phó hiệu trưởng trường mầm non. Như sau:

    - Chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định.

    - Điều hành hoạt động của nhà trư­ờng khi đ­ược hiệu trưởng ủy quyền.

    - Tham gia sinh hoạt cùng tổ chuyên môn hoặc tổ văn phòng; trực tiếp tham gia các hoạt động giáo dục 04 giờ trong một tuần; tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn nghiệp vụ, năng lực quản lý; được hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo và các chính sách ưu đãi theo quy định.

    Thực hiện xã hội hóa giáo dục, phát huy vai trò của nhà trường đối với cộng đồng.

    Trân trọng.

    15