17:37 - 18/11/2024

Quy định về hạn mức giáo viên thỉnh giảng

Quy định về hạn mức giáo viên thỉnh giảng

Nội dung chính

    Quy định về hạn mức giáo viên thỉnh giảng

    Theo Điều 6 của Quy định về chế độ thỉnh giảng trong các cơ sở giáo dục (Ban hành kèm theo Thông tư số 44 /2011/TT-BGDĐT ngày 10/10/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT) quy định về hạn mức giờ thỉnh giảng như sau: Tổng số giờ thỉnh giảng trong một năm học của một nhà giáo thỉnh giảng không vượt quá tổng định mức giờ giảng dạy và giờ dạy thêm theo quy định của pháp luật đối với nhà giáo trong biên chế, nhà giáo cơ hữu thực hiện cùng nhiệm vụ.

    Còn việc giao kết hợp hợp đồng thỉnh giảng được quy định tại Điều 7 của Quy định trên. Cụ thể

    * Đối với nhà giáo thỉnh giảng là cán bộ, công chức, viên chức

    - Hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự. Không thực hiện hợp đồng lao động đối với hoạt động thỉnh giảng của cán bộ, công chức, viên chức.

    - Trong hợp đồng thỉnh giảng phải có điều khoản nhà giáo thỉnh giảng cam kết bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ ở nơi mình công tác.

    * Đối với nhà giáo thỉnh giảng không phải là cán bộ, công chức, viên chức

    - Đối với các hoạt động nêu tại các điểm a, b, c, d khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng lao động đã được quy định tại Bộ luật Lao động. Việc giao kết, thực hiện, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng, việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo thực hiện theo các quy định của pháp luật về lao động.

    - Đối với hoạt động thỉnh giảng nêu tại điểm đ khoản 1 Điều 2 Quy định này, hợp đồng thỉnh giảng là hợp đồng vụ, việc. Việc giao kết, thực hiện, sửa đổi, chấm dứt hợp đồng thỉnh giảng thực hiện theo các quy định tại Mục 7 Chương XVII Bộ luật Dân sự.

    8