08:52 - 14/11/2024

Ôtô bán nhưng chưa sang tên gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Ôtô bán nhưng chưa sang tên gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

Nội dung chính

    Ôtô bán nhưng chưa sang tên gây tai nạn, ai chịu trách nhiệm?

    Ôtô là tài sản phải đăng ký quyền sở hữu, do vậy, theo quy định tại khoản 2 Điều 439 Bộ luật Dân sự thì “Đối với tài sản mua bán mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì quyền sở hữu được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu đối với tài sản đó”. Với quy định này, khi người mua chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì về nguyên tắc, chiếc ô tô đó vẫn thuộc quyền sở hữu của người bán. Về thời điểm chịu rủi ro: Khoản 2 Điều 440 Bộ luật Dân sự 2015 cũng có quy định rằng: “đối với hợp đồng mua bán tài sản mà pháp luật quy định tài sản đó phải đăng ký quyền sở hữu thì bên bán chịu rủi ro cho đến khi hoàn thành thủ tục đăng ký, bên mua chịu rủi ro kể từ thời điểm hoàn thành thủ tục đăng ký, kể cả khi bên mua chưa nhận tài sản, nếu không có thoả thuận khác”. Như vậy, trong người mua chưa hoàn thành thủ tục đăng ký quyền sở hữu thì người bán (chủ sở hữu của chiếc xe) vẫn phải chịu mọi rủi ro do chiếc xe đó gây ra, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận người mua phải chịu rủi ro từ thời điểm nhận xe. Về nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký quyền sở hữu: Thông tư của Bộ Công an số 01/2007/TT-BCA-C11 ngày 02/01/2007 thì: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày làm giấy tờ mua bán, cho tặng xe, người mua xe phải đến cơ quan đăng ký xe đang quản lý xe đó làm thủ tục sang tên, di chuyển, thay đổi đăng ký xe”. Theo quy định này, người mua xe có nghĩa vụ làm thủ tục đăng ký chuyển quyền sở hữu. Theo quy định tại Thông tư số 12/2008/TT-BCA-C11 ngày 20/8/2008 của Bộ Công an sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 01/2007/TT-BCA-C11 có hướng dẫn: “Giấy mua bán, cho, tặng của cá nhân phải có xác nhận của đơn vị công tác hoặc có chứng thực chữ ký của người bán, cho, tặng theo quy định của Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký…”. Như vậy, việc mua bán xe ôtô giữa cá nhân với cá nhân phải được lập thành văn bản và phải có xác nhận của đơn vị công tác hoặc có chứng thực chữ ký của UBND xã, phường nơi cư trú của người bán. Văn bản mua bán giữa hai bên cũng cần ghi rõ trách nhiệm của người mua là phải chịu mọi rủi ro từ thời điểm nhận xe và khi đó, người bán sẽ không phải chịu trách nhiệm về những rủi ro phát sinh sau khi bàn giao xe cho người mua. Trong trường hợp người mua xe của anh không đi làm thủ tục sang tên theo quy định của pháp luật; văn bản mua bán giữa hai bên cũng không có chứng thực của UBND phường, xã nơi anh cư trú vào thời điểm thực hiện giao dịch thì anh không thể đề nghị UBND xác nhận lại cho anh việc anh đã bán chiếc xe ôtô đó.

    14