15:18 - 12/11/2024

Gây tai nạn chết người nhưng không tìm được nhân thân của người bị nạn giải quyết thế nào?

Làm sao chứng minh được người bị nạn tự tử vì bà ta khỏang 80 tuổi, bị nạn lúc 3 giờ sáng chỉ có chai nước, không có tiền bạc và công an đã liên hệ với mọi người xung quanh khu vực tai nạn thì họ đều không biết. (Hồ sơ giấy tờ xe, bảo hiểm và bằng lấy xe của tài xế hợp lệ)

Nội dung chính

    Gây tai nạn chết người nhưng không tìm được nhân thân của người bị nạn giải quyết thế nào?

    Hỏi: Bạn tôi lái xe gây tai nạn chết người tại khu vực vòng xoay đã 20 ngày rồi mà bên điều tra vẫn chưa tìm được thân nhân của người bị nạn. Vậy cho hỏi :

    - Thời gian để tìm kiếm thân nhân người bị nạn là bao nhiêu ngày? Nếu không tìm được gia đình người bị nạn thì công an sẽ xử lý ra sao?

    - Khi nào thì chủ xe được lấy xe tạm giữ ra, thủ tục ra sao ?

    - Làm sao chứng minh được người bị nạn tự tử vì bà ta khỏang 80 tuổi, bị nạn lúc 3 giờ sáng chỉ có chai nước, không có tiền bạc và công an đã liên hệ với mọi người xung quanh khu vực tai nạn thì họ đều không biết. (Hồ sơ giấy tờ xe, bảo hiểm và bằng lấy xe của tài xế hợp lệ)

    Căn cứ nội dung bạn trình bày thì trường hợp bạn của bạn lái xe gây tai nạn dẫn đến chết người là hậu quả rất nghiêm trọng. Vì thế cơ quan công an sẽ xác định và xem xét để khởi tố vụ án về tội theo quy định tại Điều 202 BLHS. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ 

    1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
    a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định; 
    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;
    c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 
    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;
    đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
    3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
    4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
    Đối với người bị tử nạn cơ quan điều tra sẽ áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để tìm kiếm thân nhân tiến hành mai táng theo quy định. Thời gian để xác định tùy thuộc vào sự phức tạp của truy tìm chứ không có quy định cụ thể. Chiếc xe là phương tiện gây ra tai nạn sẽ bị tạm giữ để phục vụ công tác điều tra. Khi hoàn tất các thủ tục pháp lý về điều tra và các vấn đề liên quan đến tạm giữ phương tiện thì cơ quan điều tra sẽ trả phương tiện cho chủ sở hữu. 
    6