Những dự án Luật nào được dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15?
Nội dung chính
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 diễn ra khi nào?
Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 được tiến hành theo 2 đợt. Cụ thể:
- Đợt 1 (15 ngày), từ ngày 23/10-10/11;
- Đợt 2 (7 ngày), từ ngày 20-28/11.
Dự kiến tổng thời gian làm việc của kỳ họp là 22 ngày, được tổ chức theo hình thức họp tập trung tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội.
Dự kiến thông qua những dự án Luật nào tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15?
Tại Điều 3 Nghị quyết 50/2022/QH15 có dự kiến thông qua 06 dự án Luật tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15 như sau:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023
...
2. Kỳ họp thứ 6 (tháng 10/2023):
a) Trình Quốc hội thông qua 06 luật:
1. Luật Đất đai (sửa đổi);
2. Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi);
3. Luật Nhà ở (sửa đổi);
4. Luật Tài nguyên nước (sửa đổi);
5. Luật Viễn thông (sửa đổi);
6. Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
b) Trình Quốc hội cho ý kiến 02 dự án luật:
1. Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi);
2. Luật Lưu trữ (sửa đổi).
Ngoài ra, tại Khai mạc kỳ họp thứ 6, theo dự kiến Quốc hội sẽ xem xét, thông qua thêm 03 dự án luật khác bao gồm:
- Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
- Luật Căn cước công dân (sửa đổi);
- Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Như vậy, tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15, dự kiến sẽ thông qua 09 dự án Luật bao gồm:
(1) Luật Đất đai (sửa đổi).
(2) Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi).
(3) Luật Nhà ở (sửa đổi).
(4) Luật Tài nguyên nước (sửa đổi).
(5) Luật Viễn thông (sửa đổi).
(6) Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.
(7) Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở;
(8) Luật Căn cước công dân (sửa đổi);
(9) Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi).
Dự kiến thông qua những dự án Luật nào tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa 15? (Hình từ Internet)
Quốc hội họp thường lệ mỗi năm bao nhiêu kỳ?
Tại Điều 1 Nội quy kỳ họp Quốc hội được ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 quy định về Kỳ họp Quốc hội như sau:
Kỳ họp Quốc hội
1. Kỳ họp Quốc hội là hình thức hoạt động chủ yếu của Quốc hội. Tại kỳ họp, Quốc hội thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Kỳ họp Quốc hội có thể được tổ chức liên tục hoặc theo hai hay nhiều đợt.
2. Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường để thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn, trừ nội dung định kỳ trình Quốc hội theo quy định của pháp luật.
3. Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn việc tổ chức kỳ họp bất thường.
Như vậy, Quốc hội họp thường lệ mỗi năm hai kỳ.
Trường hợp Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ hoặc ít nhất 1/3 tổng số đại biểu Quốc hội yêu cầu thì Quốc hội họp bất thường.
Phiên họp tại kỳ họp Quốc hội sẽ có những hình thức tổ chức phiên họp nào?
Tại Điều 13 Nội quy kỳ họp Quốc hội được ban hành kèm theo Nghị quyết 71/2022/QH15 có quy định về các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội như sau:
Các hình thức làm việc tại kỳ họp Quốc hội
1. Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội bao gồm:
a) Phiên họp toàn thể của Quốc hội;
b) Phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung thuộc chương trình kỳ họp Quốc hội;
c) Phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội thuộc lĩnh vực phụ trách;
d) Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội;
đ) Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội.
2. Trường hợp cần thiết, Chủ tịch Quốc hội mời Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm Ủy ban của Quốc hội và đại biểu Quốc hội khác có liên quan trao đổi về những vấn đề trình Quốc hội xem xét, quyết định.
3. Các phiên họp tại kỳ họp Quốc hội được tiến hành công khai, trừ trường hợp được quyết định họp kín.
Như vậy, phiên họp tại kỳ họp Quốc hội bao gồm những phiên họp sau:
- Phiên họp toàn thể của Quốc hội;
- Phiên họp do Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung thuộc chương trình kỳ họp Quốc hội;
- Phiên họp do Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội tổ chức để thảo luận, xem xét về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội thuộc lĩnh vực phụ trách;
- Phiên họp Đoàn đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội;
- Phiên họp Tổ đại biểu Quốc hội thảo luận về nội dung trong chương trình kỳ họp Quốc hội.