Các dự án Luật nào dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 năm 2025?
Nội dung chính
Các dự án Luật nào dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 năm 2025?
Tại Điều 3 Nghị quyết 129/2024/QH15 quy định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025:
Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025
1. Kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025):
a) Trình Quốc hội thông qua 12 luật, 01 nghị quyết:
1. Luật Chuyển đổi giới tính;
2. Luật Công nghiệp công nghệ số;
3. Luật Điện lực (sửa đổi);
4. Luật Hóa chất (sửa đổi);
5. Luật Nhà giáo;
6. Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
7. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi);
8. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi);
9. Luật Việc làm (sửa đổi);
...
Theo đó, các dự án Luật sau được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 năm 2025:
1. Luật Chuyển đổi giới tính
2. Luật Công nghiệp công nghệ số
3. Luật Điện lực (sửa đổi)
4. Luật Hóa chất (sửa đổi)
5. Luật Nhà giáo
6. Luật Quản lý và đầu tư vốn nhà nước tại doanh nghiệp
7. Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
8. Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
9. Luật Việc làm (sửa đổi)
10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân
11. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo
12. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Ngoài 12 dự án luật trên, tại kỳ họp thứ 9 (tháng 5/2025), dự kiến Quốc hội cũng sẽ thông qua Nghị quyết của Quốc hội về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2026, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025.
Các dự án Luật nào dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 9 năm 2025? (Hình từ Internet)
Quốc hội ban hành luật nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 15 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định Luật, nghị quyết của Quốc hội:
Luật, nghị quyết của Quốc hội
1. Quốc hội ban hành luật để quy định:
a) Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập;
b) Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt;
c) Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế;
d) Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường;
đ) Quốc phòng, an ninh quốc gia;
e) Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước;
...
Theo đó, Quốc hội ban hành Luật nhằm các mục đích sau:
- Tổ chức và hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước, chính quyền địa phương, đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt và cơ quan khác do Quốc hội thành lập
- Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân mà theo Hiến pháp phải do luật định; việc hạn chế quyền con người, quyền công dân; tội phạm và hình phạt
- Chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia, ngân sách nhà nước; quy định, sửa đổi hoặc bãi bỏ các thứ thuế
- Chính sách cơ bản về văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường
- Quốc phòng, an ninh quốc gia
- Chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Nhà nước
- Hàm, cấp trong lực lượng vũ trang nhân dân; hàm, cấp ngoại giao; hàm, cấp nhà nước khác; huân chương, huy chương và danh hiệu vinh dự nhà nước
- Chính sách cơ bản về đối ngoại
- Trưng cầu ý dân
- Cơ chế bảo vệ Hiến pháp
- Vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội
Khi xem xét, cho ý kiến về dự án luật có cần phải thực hiện đánh giá tác động của chính sách mới trong dự án luật hay không?
Tại Điều 35 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định như sau:
Đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh
1. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Đại biểu Quốc hội tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Trong quá trình soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, xem xét, cho ý kiến về dự án luật, pháp lệnh, nếu có chính sách mới được đề xuất thì cơ quan đề xuất chính sách đó có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách.
2. Nội dung đánh giá tác động của từng chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải nêu rõ: vấn đề cần giải quyết; mục tiêu của chính sách; giải pháp để thực hiện chính sách; tác động tích cực, tiêu cực của chính sách; chi phí, lợi ích của các giải pháp; so sánh chi phí, lợi ích của các giải pháp; lựa chọn giải pháp của cơ quan, tổ chức và lý do của việc lựa chọn; đánh giá tác động thủ tục hành chính, tác động về giới (nếu có).
3. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội khi đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm nghiên cứu, soạn thảo dự thảo báo cáo đánh giá tác động; lấy ý kiến góp ý, phản biện dự thảo báo cáo; tiếp thu, chỉnh lý dự thảo báo cáo.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Theo đó, trong quá trình xem xét, cho ý kiến về dự án luật, nếu có chính sách mới được đề xuất thì phải thực hiện đánh giá tác động của chính sách.
Cơ quan đề xuất chính sách đó có trách nhiệm đánh giá tác động của chính sách.