08:41 - 25/09/2024

Các dự án Luật nào dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 năm 2025 là gì?

Các dự án Luật nào dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 năm 2025? Việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ nào? Cơ quan lập đề nghị xây dựng luật có trách nhiệm gì?

Nội dung chính


    Các dự án Luật nào dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 năm 2025?

    Tại Điều 3 Nghị quyết 129/2024/QH15 quy định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025:

    Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025

     

    ...

    2. Kỳ họp thứ 10 (tháng 10/2025):

    a) Trình Quốc hội thông qua 10 luật:

    1. Luật Cấp, thoát nước;

    2. Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù;

    3. Luật Dẫn độ;

    4. Luật Đường sắt (sửa đổi);

    5. Luật Quản lý phát triển đô thị;

    6. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc;

    7. Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi);

    8. Luật Tương trợ tư pháp về dân sự;

    9. Luật Tương trợ tư pháp về hình sự;

    10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

    b) Giao Ủy ban Thường vụ Quốc hội phối hợp với Chính phủ và các cơ quan có liên quan xem xét, quyết định bổ sung theo thẩm quyền các dự án trình Quốc hội cho ý kiến.

    Theo đó, các dự án Luật dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 năm 2025, bao gồm:

    1. Luật Cấp, thoát nước

    2. Luật Chuyển giao người đang chấp hành án phạt tù

    3. Luật Dẫn độ

    4. Luật Đường sắt (sửa đổi)

    5. Luật Quản lý phát triển đô thị

    6. Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc

    7. Luật Thi hành án dân sự (sửa đổi)

    8. Luật Tương trợ tư pháp về dân sự

    9. Luật Tương trợ tư pháp về hình sự

    10. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

    Các dự án Luật nào dự kiến được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 10 năm 2025? (Hình từ Internet)

    Việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ nào?

    Tại Điều 32 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định về các căn cứ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Theo đó, việc đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh phải dựa trên các căn cứ sau đây:

    - Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;

    - Kết quả tổng kết thi hành pháp luật hoặc đánh giá thực trạng quan hệ xã hội liên quan đến chính sách của dự án luật, pháp lệnh;

    - Yêu cầu quản lý nhà nước, phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm thực hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân; bảo đảm quốc phòng, an ninh;

    - Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

    Cơ quan lập đề nghị xây dựng luật có trách nhiệm gì?

    Căn cứ Điều 36 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh:

    Lấy ý kiến đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh

    1. Cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh có trách nhiệm sau đây:

    a) Đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Thời gian đăng tải ít nhất là 30 ngày;

    b) Lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh;

    c) Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên cổng thông tin điện tử quy định tại khoản này.

    2. Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị góp ý, cơ quan, tổ chức được lấy ý kiến có trách nhiệm góp ý bằng văn bản về đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh; Bộ Tài chính có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn tài chính, Bộ Nội vụ có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về nguồn nhân lực, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về sự tương thích với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Bộ Tư pháp có trách nhiệm gửi báo cáo đánh giá về tính hợp hiến, tính hợp pháp, tính thống nhất của đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh với hệ thống pháp luật đến cơ quan, tổ chức, đại biểu Quốc hội lập đề nghị.

    Như vậy, cơ quan lập đề nghị xây dựng luật có trách nhiệm sau:

    - Đăng tải báo cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động của chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh trên Cổng thông tin điện tử của Quốc hội đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Cổng thông tin điện tử của Chính phủ đối với đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh của Chính phủ, cổng thông tin điện tử của cơ quan, tổ chức có đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    - Lấy ý kiến Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp và cơ quan, tổ chức có liên quan, đối tượng chịu sự tác động trực tiếp của chính sách và giải pháp thực hiện chính sách trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.

    Trong trường hợp cần thiết, tổ chức họp để lấy ý kiến về những chính sách cơ bản trong đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh

    - Tổng hợp, nghiên cứu, giải trình, tiếp thu các ý kiến góp ý; đăng tải báo cáo giải trình, tiếp thu trên cổng thông tin điện tử

    1