Người làm chứng có bắt buộc phải tham gia phiên tòa không?
Nội dung chính
Người làm chứng có bắt buộc phải tham gia phiên tòa không?
Điều tra viên được phân công điều tra vụ án hình sự có những nhiệm vụ và quyền hạn triệu tập và hỏi cung bị can; triệu tập và lấy lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án; Quyết định áp giải bị can, quyết định dẫn giải người làm chứng;
Theo Điều 55 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 thì:
Người làm chứng có nghĩa vụ: Có mặt theo giấy triệu tập của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Toà án; trong trường hợp cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc điều tra, truy tố, xét xử thì có thể bị dẫn giải.
Điều 192 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 quy định:
Người làm chứng tham gia phiên tòa để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án. Nếu người làm chứng vắng mặt nhưng trước đó đã có lời khai ởCơ quan điều tra thì chủ tọa phiên tòa công bố những lời khai đó. Nếu người làm chứng về những vấn đề quan trọng vắng mặt thì tùy trường hợp, Hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa hoặc vẫn tiến hành xét xử.
Trong trường hợp người làm chứng được Toà án triệu tập nhưng cố ý không đến mà không có lý do chính đáng và việc vắng mặt của họ gây trở ngại cho việc xét xử thì Hội đồng xét xử có thể ra quyết định dẫn giải. Thủ tục dẫn giải người làm chứng được thực hiện theo quy định tại Điều 134 của Bộ luật này.
Như vậy, theo các quy định hiện hành thì người làm chứng vẫn phải có mặt để tham dự phiên tòa.
Trên đây là tư vấn của Ban biên tập Thư Ký Luật về sự có mặt của người làm chứng tại phiên tòa. Bạn nên tham khảo chi tiết Bộ luật Tố tụng Hình sự 2003 để nắm rõ quy định này.