Ngày 23 tháng 11 có ý nghĩa gì? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 23 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
Nội dung chính
Ngày 23 tháng 11 có ý nghĩa gì? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 23 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
Thông tin dưới đây sẽ giải đáp các thắc mắc:
"Ngày 23 tháng 11 có ý nghĩa gì? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 23 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?"
Ngày 23 tháng 11 năm 1946, Đại hội đại biểu Hồng thập tự Việt Nam lần thứ nhất được tổ chức vào tại Đình làng Thanh Ấm, thị trấn Vân Đình, huyện Ứng Hòa, Hà Tây (nay là Hà Nội) đánh dấu sự ra đời của Hội Hồng Thập tự Việt Nam (nay là Hội Chữ thập đỏ Việt Nam).
Theo lời mở đầu của Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ có nêu rõ như sau:
LỜI MỞ ĐẦU
Nhân đạo, sẻ chia, tương thân, tương ái là một trong những giá trị văn hóa, đạo lý truyền thống của con người Việt Nam, thấm sâu trong các gia đình, dòng họ, xóm làng, cộng đồng xã hội từ thế hệ này đến thế hệ khác. Tinh thần “Nhiễu Điều phủ lấy giá gương, người trong một nước phải thương nhau cùng”, “thương người như thể thương thân” luôn là một sức mạnh to lớn trong nhân dân ta, đoàn kết, gắn bó để cùng nhau vượt qua khó khăn, hoạn nạn, thiên tai. Những bản sắc tốt đẹp và nhân văn sâu sắc này được chúng ta gìn giữ và phát huy mạnh mẽ trong thời đại Hồ Chí Minh ngày nay.
Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, có vinh dự, tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt nền móng, sáng lập và chính Người là Chủ tịch danh dự đầu tiên, liên tục trong 23 năm (1946-1969). Người dạy cán bộ, hội viên của Hội: “Phải xuất phát từ tình yêu thương nhân dân tha thiết mà góp Phần bảo vệ sức khỏe nhân dân và làm mọi việc có thể làm được để giảm bớt đau thương cho họ”.
...
Như vậy, ngày 23 tháng 11 hằng năm là Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.
Năm 2024, là kỷ niệm 78 năm Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam (23/11/1946 - 23/11/2024).
Bên cạnh đó, ngày 23 tháng 11 có các sự kiện ở Việt Nam như:
(1) Ngày thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam
Theo Quyết định 299-CT năm 1988 về việc cho phép thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường việt nam do Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ban hành vào ngày 23/11/1988.
Kể từ đây, ngày 23 tháng 11 hằng năm được chọn là ngày thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.
(2) Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam
Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Quyết định 840/QĐ-TTg năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
Điều 1.
Lấy ngày 23 tháng 11 hằng năm là “Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam”.
Theo đó, ngày 23 tháng 11 hằng năm trở thành Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam.
Dưới đây là lịch tháng 11 năm 2024:
Theo lịch tháng 11 năm 2024 thì ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày 23/10/2024 âm lịch.
Ngày 23 tháng 11 là ngày gì? Ngày 23 tháng 11 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Ngày 23 tháng 11 có sự kiện gì ở Việt Nam?
Cơ quan lãnh đạo và bộ máy chuyên trách của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định cơ quan lãnh đạo và bộ máy chuyên trách của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam như sau:
- Cơ quan lãnh đạo Hội gồm:
+ Đại hội Hội.
+ Ban Chấp hành Hội.
+ Ban Thường vụ Hội.
- Bộ máy chuyên trách của Hội gồm:
+ Văn phòng và các ban, đơn vị chuyên môn.
+ Tổ chức, nhân sự bộ máy chuyên trách của Hội do cấp có thẩm quyền quy định để bảo đảm Hội thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Hội.
+ Hội được thành lập Hội đồng Tư vấn gồm các chuyên gia, các nhà khoa học, các nhà quản lý, những người hoạt động thực tiễn, các cán bộ có kinh nghiệm, tâm huyết, có đủ phẩm chất, năng lực về các lĩnh vực liên quan đến hoạt động của Hội. Quy chế tổ chức, hoạt động của Hội đồng Tư vấn do Ban Thường vụ Hội quy định.
+ Các pháp nhân trực thuộc.
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 5 Điều lệ Hội Chữ thập đỏ Việt Nam kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Chữ thập đỏ Việt Nam như sau:
(1) Chức năng của Hội:
- Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Hội và cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ.
- Nghiên cứu, tham mưu cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác nhân đạo; tham gia xây dựng và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội.
(2) Nhiệm vụ của Hội:
- Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về hoạt động chữ thập đỏ, hoạt động nhân đạo và các văn bản pháp luật có liên quan; phổ biến kiến thức, cung cấp thông tin, tập huấn nghiệp vụ công tác Hội cho cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh thiếu niên Chữ thập đỏ.
- Vận động cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ và các tầng lớp nhân dân trong và ngoài nước tham gia hoạt động chữ thập đỏ về cứu trợ khẩn cấp và trợ giúp nhân đạo; tham gia phòng ngừa, ứng phó thảm họa; chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng; sơ cấp cứu ban đầu; vận động hiến máu nhân đạo, hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác; tìm kiếm tin tức thân nhân thất lạc do chiến tranh, thiên tai, thảm họa; tuyên truyền các giá trị nhân đạo.
- Tham gia giám sát và phản biện xã hội các vấn đề liên quan đến hoạt động nhân đạo.
- Tham mưu trình Chính phủ vận động, trợ giúp nhân dân nước khác khi thiên tai, thảm họa xảy ra, gây hậu quả nghiêm trọng; tham gia cứu trợ quốc tế.
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan khác do Nhà nước giao.
(3) Quyền hạn của Hội:
- Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật có liên quan đến nhân đạo.
- Tham gia thực hiện một số dịch vụ công thuộc lĩnh vực hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
- Tham gia xây dựng và thực hiện các dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện xã hội các chính sách liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hội; tiếp nhận tài trợ, tổ chức các hoạt động gây quỹ theo quy định của pháp luật; được cấp kinh phí hoạt động và kinh phí đối với những hoạt động gắn với nhiệm vụ do Nhà nước giao.
- Được gia nhập các tổ chức quốc tế tương ứng và ký kết, thực hiện thỏa thuận quốc tế theo quy định của pháp luật.
- Tập hợp, nghiên cứu ý kiến, kiến nghị của cán bộ, hội viên, tình nguyện viên, thanh, thiếu niên Chữ thập đỏ gửi tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền để giải quyết và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật liên quan.