08:31 - 18/12/2024

Mức phạt vi phạm hành chính lỗi vi phạm nồng độ cồn năm 2024 là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn bị tạm giữ xe bao lâu?

Mức phạt vi phạm hành chính lỗi vi phạm nồng độ cồn năm 2024 là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn bị tạm giữ xe bao lâu? Câu hỏi từ anh C - TPHCM.

Nội dung chính

    Mức phạt vi phạm hành chính lỗi vi phạm nồng độ cồn năm 2024 là bao nhiêu?

    Mức xử phạt vi phạm hành chính nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 123/2021/NĐ-CP) cụ thể như sau:

    * Đối với người điều khiển xe gắn máy

    Mức phạt áp dụng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy, cụ thể như sau:

    (1) Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    (2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm c khoản 7 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    (3) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm e khoản 8 Điều 6 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    * Đối với người điều khiển xe ô tô

    Mức phạt áp dụng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô, cụ thể như sau:

    (1) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    (2) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm c khoản 8 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    (3) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm a khoản 10 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    * Đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

    (1) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    (2) Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm b khoản 7 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    (3) Phạt tiền từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    * Đối với người điều khiển xe đạp

    Mức phạt áp dụng đối với người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác, cụ thể như sau:

    (1) Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm q khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    (2) Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm k khoản 34 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP)

    (3) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

    Áp dụng đối với người điều khiển xe mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.

    (Theo quy định tại điểm c khoản 4 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP)

    Như vậy, mức phạt lỗi vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển từng loại xe như sau:

    - Người điều khiển xe gắn máy: Từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng

    - Người điều khiển xe ô tô: Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng

    - Người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng: Từ 16.000.000 đồng đến 18.000.000 đồng

    - Người điều khiển xe đạp: Từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng

    Mức phạt vi phạm hành chính lỗi vi phạm nồng độ cồn năm 2024 là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn bị tạm giữ xe bao lâu?

    Mức phạt vi phạm hành chính lỗi vi phạm nồng độ cồn năm 2024 là bao nhiêu? Vi phạm nồng độ cồn bị tạm giữ xe bao lâu? (Hình từ Internet)

    Vi phạm nồng độ cồn có thể bị tạm giữ xe trong thời gian bao lâu?

    Theo quy định tại khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP) về các trường hợp tạm giữ phương tiện giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm, để ngăn chặn hành vi lái xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn, lực lượng cảnh sát giao thông có quyền tạm giữ xe trước khi đưa ra quyết định xử phạt đối với người điều khiển xe.

    Cụ thể tại khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) người có thẩm quyền xử phạt nồng độ cồn được phép tạm giữ phương tiện tối đa đến 07 ngày trước khi ra quyết định xử phạt đối với những hành vi vi phạm nồng độ cồn.

    Lưu ý: Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài trong những trường hợp sau đây:

    - Đối với những vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 nhưng không quá 01 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

    - Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 66 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 thì thời hạn tạm giữ có thể được tiếp tục kéo dài nhưng không quá 02 tháng, kể từ ngày tạm giữ.

    Có nồng độ cồn bao nhiêu khi lái xe thì người lái xe sẽ bị xử phạt?

    Theo quy định tại khoản 8 Điều 8 Luật Giao thông đường bộ 2008 (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 35 Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia 2019) như sau:

    Các hành vi bị nghiêm cấm
    ...
    8. Điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.
    ...

    Như vậy, điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong hơi thở có nồng độ cồn là hành vi vi phạm pháp luật không kể mức độ ít hay nhiều.

    413
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ