Mức đóng bảo hiểm y tế có sự khác biệt như thế nào giữa trường hợp tham gia liên tục và không liên tục?
Nội dung chính
Mức đóng bảo hiểm y tế có sự khác biệt như thế nào giữa trường hợp tham gia liên tục và không liên tục?
Tại điểm c, Khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định, người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ BHYT thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau: “100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến”.
Như vậy, thời điểm đủ 5 năm liên tục được in trực tiếp trên thẻ BHYT, người tham gia BHYT khi đi khám bệnh, chữa bệnh có yêu cầu hưởng quyền lợi theo điểm c, Khoản 1 Điều 22 sửa đổi, bổ sung Luật BHYT nêu trên thì không phải xác nhận thời gian tham gia BHYT liên tục.
Còn việc khám, chữa bệnh trái tuyến được thanh toán như sau:
- Đối với tuyến huyện: Từ 1-1-2015 đến 31-12-2015 khi đi khám, chữa bệnh vượt tuyến, trái tuyến, BHYT thanh toán bằng 70% mức hưởng đối với chi phí khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú; từ 1-1-2016 trở đi, thanh toán 100% mức hưởng đối với chi phí khám, chữa bệnh nội trú và ngoại trú.
- Đối với tuyến tỉnh: Từ 1-1-2015 đến 31-12-2020 thanh toán 60% mức hưởng đối với chi phí điều trị nội trú; từ ngày 1-1-2021 trở đi, thanh toán 100% mức hưởng đối với chi phí khám, chữa bệnh nội trú.
- Tuyến Trung ương: Từ ngày 1-1-2015 thanh toán 40% mức hưởng đối với chi phí điều trị nội trú.
Để biết rõ thêm chi tiết, bạn có thể liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH hoặc qua số điện thoại 0763.952.115 để được hướng dẫn cụ thể.