11:40 - 12/11/2024

Lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên phương tiện vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa

Lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên phương tiện vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa được quy định như thế nào? Hiện tôi có một con xuồng nhỏ có động cơ để đưa khách qua sông trên đoạn sông Vàm Cỏ.

Nội dung chính

    Vừa rồi, khi tôi đang chở khách qua sông thì bị cơ quan chức năng kiểm tra. Sau đó cơ quan chức năng lập biên bản vi phạm không lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên phương tiện vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa. Nhưng theo như tôi đã tìm hiểu trong Luật giao thông đương thủy nội địa thì không bắt buộc phải lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên phương tiện vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa. Cho tôi hỏi, tôi có bắt buộc phải lắp đặt trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên thuyền của tôi không vì thuyền của tôi nhỏ chỉ chở được từ 10 đến 12 người một chuyến và cơ quan chức năng làm như vậy có đúng không? Tôi có thể tìm hiểu quy định tại văn bản pháp luật nào?

    Lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên phương tiện vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa

    Lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa được quy định tại Khoản 1 Điều 4 Thông tư 80/2014/TT-BGTVT về vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa. Cụ thể là:

    Ngoài việc thực hiện quy định tại Khoản 2 Điều 82 Luật Giao thông đường thủy nội địa, tổ chức, cá nhân kinh doanh vận tải còn phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

    Lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa tại những vị trí theo đúng thiết kế của phương tiện; đối với phương tiện đóng không có thiết kế thì phải lắp đặt tại những vị trí dễ thấy, dễ lấy trên phương tiện.

    Căn cứ quy định mà Ban biên tập Thư Ký Luật đã trích dẫn ở trên thì các tổ chức, cá nhân khi thực hiện kinh doanh vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa thì bắt buộc phương tiện phải lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh như phao cứu sinh cá nhân, xuồng cứu sinh, bè cứu sinh, áo phao cứu sinh,... trên phương tiện; các trang thiết bị cứu hỏa như bình chữa cháy dạng khí, bình chữa cháy dạng bột, vòi nước chữa cháy,... trên phương tiện.

    Trường hợp phương tiện không trang bị một trong các loại thiết bị, dụng cụ cứu sinh, cứu đắm, phòng cháy, chữa cháy, neo đậu, liên kết phương tiện trên phương tiện không có động cơ trọng tải toàn phần từ 05 tấn đến 15 tấn hoặc có sức chở trên 12 người đến 50 người, phương tiện có động cơ tổng công suất máy chính từ 05 sức ngựa đến 15 sức ngựa hoặc có sức chở từ 05 người đến 12 người thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng theo quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 132/2015/NĐ-CP

    Đối chiếu với trường hợp mà bạn đã cung cấp cho Ban biên tập Thư Ký Luật thì bạn không lắp đặt trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên phương tiện vạn tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa mà có gắn động cơ và có sức chở từ 5 đến 12 người nên sẽ bị xử phạt hành chính từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng.

    Mặt khác, ngoài Luật giao thông đường thủy nội bộ thì còn nhiều văn bạn khác để điều chỉnh lĩnh vực vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội bộ. Ban biên tập Thư Ký Luật cung cấp cho bạn các văn bản sau đề tìm hiểu và thực hiện đúng với quy định của pháp luật như: Nghị định 24/2015/NĐ-CP,  Luật phí và lệ phí 2015, Luật Giao thông đường thủy nội địa 2004.

    Trên đây là nội dung tư vấn về lắp đặt đầy đủ trang thiết bị cứu sinh, cứu hỏa trên phương tiện vận tải hành khách, hành lý, bao gửi trên đường thủy nội địa. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn nên tham khảo quy định tại Thông tư 80/2014/TT-BGTVT.

    7