13:56 - 13/11/2024

Kiểm soát việc quản lý và sử dụng con dấu của Kho bạc Nhà nước

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Phương Nga, là công chức văn thư lưu trữ làm việc tại Kho bạc Nhà nước. Tìm hiểu quy định của pháp luật về việc sử dụng quản lý con dấu. Tôi có thắc mắc mong muốn nhận phản hồi. Cụ thể: Việc kiểm soát việc quản lý và sử dụng con dấu “Kế toán”, “Phòng giao dịch”, “Điểm giao dịch” của Kho bạc Nhà nước được quy định ra sao?

Nội dung chính

    Kiểm soát việc quản lý và sử dụng con dấu của Kho bạc Nhà nước

    Kiểm soát việc quản lý và sử dụng con dấu “Kế toán”, “Phòng giao dịch”, “Điểm giao dịch” của Kho bạc Nhà nước được quy định tại Điều 21 Quyết định 888/QĐ-KBNN năm 2014 về Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, cụ thể như sau:

    a) Dấu “Kế toán”, dấu “Phòng giao dịch” (đối với KBNN các tỉnh, thành phố có Phòng giao dịch), dấu “Điểm giao dịch” (đối với KBNN các tỉnh, thành phố có điểm giao dịch) do kế toán viên được Kế toán trưởng phân công lưu giữ và quản lý. Việc phân công phải được thể hiện bằng văn bản, Kế toán viên được phân công lưu giữ và quản lý con dấu chịu trách nhiệm về việc quản lý và sử dụng con dấu.

    b) Các đơn vị KBNN sử dụng dấu “Kế toán”, dấu “Phòng giao dịch”, dấu “Điểm giao dịch” để thực hiện các nghiệp vụ kế toán, thanh toán trong hệ thống KBNN và giao dịch với đơn vị; dấu được đóng tại vị trí chữ ký chức danh cao nhất trên chứng từ; các chứng từ thanh toán qua ngân hàng có chữ ký của Giám đốc KBNN với tư cách chủ tài khoản thì đóng dấu “Kho bạc Nhà nước”, không đóng dấu “Kế toán”, dấu “Phòng giao dịch”, dấu “Điểm giao dịch”; dấu được đóng theo quy định sau:

    - Dấu đóng phải đúng vị trí, rõ nét, không mờ, không nhoè, không làm biến dạng chữ ký trên chứng từ và phải đóng dấu trên từng liên chứng từ.

    - Không được đóng dấu lên chứng từ chưa ghi nội dung hoặc nội dung ghi chưa đầy đủ, kể cả trong trường hợp đã có chữ ký.

    Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

    5