Văn khấn cúng mùng 3 Tết. Bày mâm cúng mùng 3 Tết như thế nào?
Nội dung chính
Văn khấn cúng mùng 3 Tết
Dưới đây mẫu văn khấn cúng gia tiên mùng 3 Tết thường hay dùng:
Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3, tháng Giêng, năm Nhâm Dần.
Chúng con là: ... tuổi: …
Hiện cư ngụ tại: …
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-Di-Đà Phật (3 lần).
Mẫu văn khấn hóa vàng mùng 3 Tết dùng khi đốt vàng mã, làm lễ hóa vàng:
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Con kính lạy chín phương trời, mười phương chư Phật, chư Phật mười phương
Con kính lạy Hoàng Thiên, Hậu Thổ, Long Mạch, Táo Quân, chư vị tôn thần
Con kính lạy Hoàng thiên Hậu thổ. Chư vị Tôn thần
Con kính lạy Ngài Đương niên hành khiển, ngài Bản cảnh Thành Hoàng, các ngài Thổ địa, Táo quân, Long mạch Tôn thần.
Con kính lạy các cụ Tổ khảo, Tổ tỷ, nội ngoại tiên linh.
Hôm nay là ngày mùng 3 tháng giêng năm Ất Tỵ 2025
Chúng con là: .............................................................tuổi.....................
Hiện cư ngụ tại.......................................................................................
Thành tâm sửa biện hương hoa phẩm vật, phù tửu lễ nghi, cung bày trước án. Kính cẩn thưa trình: tiệc xuân đã mãn, Nguyên đán đã qua, nay xin thiêu hóa kim ngân, lễ tạ Tôn thần, rước tiễn âm linh trở về âm cảnh.
Kính xin lưu phúc, lưu ân, phù hộ độ trì dương cơ âm trạch, mọi chỗ tốt lành, con cháu được bách sự như ý, vạn sự bình an, tài lộc song toàn, gia đạo hưng vượng.
Lòng thành kính cẩn, lễ bạc tiến dâng, lượng cả xét soi, cúi xin chứng giám.
Nam mô A-di-đà Phật (3 lần)
Văn khấn cúng mùng 3 Tết. Bày mâm cúng mùng 3 Tết như thế nào? (Hình từ Internet)
Bày mâm cúng mùng 3 Tết như thế nào?
Mâm cúng mùng 3 Tết, hay còn gọi là lễ hóa vàng, là một nghi lễ quan trọng trong dịp Tết Nguyên Đán, nhằm tiễn ông bà tổ tiên về lại cõi âm sau ba ngày về ăn Tết cùng con cháu. Dưới đây là các bước và món ăn cơ bản để bày mâm cúng mùng 3 Tết:
(1) Các lễ vật cúng cần chuẩn bị
Mâm cỗ mặn: Mâm cúng mùng 3 Tết thường gồm các món mặn, có thể bao gồm:
- Rượu
- Thịt (thường là thịt luộc hoặc thịt kho)
- Bánh chưng (hoặc các món ăn đặc trưng Tết)
- Trầu cau, thuốc lá
- Bánh, kẹo
- Hoa tươi
Mâm ngũ quả (thường là các loại quả tượng trưng cho may mắn như dưa hấu, cam, quýt, bưởi)
- Tiền vàng, vàng mã: Phần tiền vàng và vật dụng của gia thần được hóa trước, sau đó là tiền vàng và vật dụng của tổ tiên.
- Con gà trống: Con gà trống là một món không thể thiếu trong mâm cúng, tượng trưng cho năm đức tính của người Việt: Văn, Võ, Dũng cảm, Nhân hậu, Trung tín, mang lại sự tốt lành và tương lai tốt đẹp.
(2) Cách bày gà cúng
- Nếu cúng ngoài trời: Đặt gà trên đĩa to, mỏ ngậm bông hoa hồng đỏ, đầu gà quay ra ngoài đường để đón quan Hành khiển và cầu mong mặt trời chiếu sáng vào nhà.
- Nếu cúng trên ban thờ: Đầu gà nên quay về phía bát hương, với tư thế "con gà biết kêu, biết gáy, đang chầu" (miệng gà mở, chân quỳ, cánh duỗi tự nhiên), thể hiện lòng thành kính và mời tổ tiên về ăn Tết.
(3) Các lễ vật thêm
- Cây mía: Thường có hai cây mía dài, tượng trưng cho việc dùng làm gậy chống cho linh hồn mang hàng hóa về cõi âm.
- Hương: Dùng để thắp lên, dâng lên tổ tiên và thần linh trong suốt quá trình lễ cúng.
Cách thực hiện lễ hóa vàng vào mùng 3 Tết
Sau khi cúng xong mâm cúng mùng 3 Tết, gia chủ sẽ tiếp tục tiến hành lễ hóa vàng để tiễn tổ tiên và gia thần về cõi âm, đồng thời tạ ơn các ngài đã phù hộ cho gia đình trong năm cũ. Lễ hóa vàng không chỉ là nghi thức quan trọng mà còn thể hiện lòng thành kính của con cháu đối với tổ tiên.
(1) Chọn địa điểm
Gia chủ nên chọn một góc sân sạch sẽ, thoáng đãng để tiến hành lễ hóa vàng. Đây là nơi không bị quấy rầy, đảm bảo không gian trang nghiêm cho nghi thức.
(2) Đốt tiền vàng
Đầu tiên, gia chủ sẽ đốt tiền vàng. Đây là món vật phẩm đại diện cho của cải và tài lộc, được gửi đến gia thần và tổ tiên trong cõi âm.
Lưu ý, phần tiền vàng của gia thần sẽ được đốt trước, sau đó là tiền vàng và đồ dùng của tổ tiên.
(3) Đồ dùng và vật phẩm
Các vật phẩm như quần áo, vàng mã sẽ được đốt sau khi tiền vàng đã được hóa. Những đồ vật này sẽ được gia chủ chuẩn bị kỹ lưỡng trước lễ cúng. Nếu trong gia đình có người mới mất, phải đốt riêng các vật phẩm dành cho người đã khuất.
(4) Vái ba vái và đọc văn khấn
Sau khi hoàn tất việc đốt vàng mã, gia chủ sẽ vái ba vái và đọc bài văn khấn cúng đưa ông bà mùng 3 Tết. Bài khấn này cầu mong tổ tiên phù hộ cho con cháu sức khỏe, may mắn và thịnh vượng trong năm mới.