Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch 2025 của ngân hàng Tiên Phong
Nội dung chính
Giờ làm việc của ngân hàng Tiên Phong hiện nay?
Quý khách hàng có thể tham khảo giờ làm việc của TPBank - Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong hiện nay tại đây:
Thứ Hai – Thứ Sáu: 08h00 – 17h00
Thứ Bảy: 08h00 – 12h00
ATM/LiveBank: 24/7
Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch 2025 của ngân hàng Tiên Phong
Ngân hàng Tiên Phong thông báo lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 theo quy định chung của nhà nước. Trong suốt thời gian nghỉ lễ, khách hàng vẫn có thể liên hệ với ngân hàng qua hotline 1900 585885 để được hỗ trợ giải quyết các vấn đề khẩn cấp hoặc yêu cầu dịch vụ cần thiết.
Thời gian nghỉ Tết dự kiến:
Ngân hàng Tiên Phong sẽ nghỉ từ Thứ Hai, ngày 27/1/2025 (28 tháng Chạp) đến hết Thứ Sáu, ngày 31/1/2025 (mùng 3 tháng Giêng).
Lịch làm việc lại sau tết Âm lịch 2025 của ngân hàng Tiên Phong dự kiến sẽ vào:
Ngân hàng Tiên Phong sẽ bắt đầu hoạt động trở lại vào Thứ Hai, ngày 03/2/2025, sau kỳ nghỉ Tết.
Trong thời gian nghỉ lễ, các giao dịch tại quầy và các dịch vụ ngân hàng truyền thống sẽ tạm ngừng. Tuy nhiên, khách hàng vẫn có thể sử dụng các dịch vụ trực tuyến như Internet Banking, Mobile Banking và các ATM để thực hiện các giao dịch cần thiết.
* Nội dung thông báo trên chỉ là thông tin dự kiến, sẽ còn tiếp tục được cập nhật.
Lịch làm việc lại sau Tết Âm lịch 2025 của ngân hàng Tiên Phong (Hình từ Internet)
Trường hợp Ngân hàng Nhà nước bị thu hồi Giấy phép
Căn cứ khoản 1 Điều 36 Luật Các tổ chức tín dụng 2024, Ngân hàng Nhà nước sẽ thu hồi Giấy phép đã cấp nếu thuộc 06 trường hợp dưới đây:
- Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép;
- Tổ chức tín dụng bị chia, bị sáp nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản, chuyển đổi hình thức pháp lý;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, văn phòng đại diện nước ngoài hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về dự trữ bắt buộc, tỷ lệ bảo đảm an toàn hoạt động;
- Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của Ngân hàng Nhà nước để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng;
- Tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức nước ngoài khác có hoạt động ngân hàng có hiện diện thương mại tại Việt Nam bị giải thể, phá sản hoặc bị cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức đó đặt trụ sở chính thu hồi giấy phép hoặc đình chỉ hoạt động.
Mở tài khoản của ngân hàng thương mại được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 109 Luật Tổ chức các tín dụng 2024 quy định mở tài khoản của ngân hàng thương mại như sau:
- Ngân hàng thương mại phải mở tài khoản thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước và duy trì số tiền dự trữ bắt buộc trên tài khoản này.
- Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán tại tổ chức tín dụng được cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản.
- Ngân hàng thương mại được mở tài khoản thanh toán ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về ngoại hối.
Ngoài ra, Điều 114 Luật Tổ chức các tín dụng 2024 quy định các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng thương mại gồm:
(1) Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước:
- Dịch vụ quản lý tiền mặt; dịch vụ ngân quỹ cho tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; dịch vụ bảo quản tài sản, cho thuê tủ, két an toàn;
- Cung ứng các dịch vụ chuyển tiền, thu hộ, chi hộ và các dịch vụ thanh toán khác không qua tài khoản;
- Mua, bán tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, trái phiếu doanh nghiệp; mua, bán giấy tờ có giá khác, trừ mua, bán giấy tờ có giá quy định tại điểm a khoản 2 Điều 114 Luật Tổ chức các tín dụng 2024;
- Dịch vụ môi giới tiền tệ;
- Kinh doanh vàng;
- Dịch vụ khác liên quan đến bao thanh toán, thư tín dụng;
- Tư vấn về hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác quy định trong Giấy phép.
(2) Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác sau đây theo quy định của pháp luật có liên quan:
- Mua, bán công cụ nợ của Chính phủ, trái phiếu Chính phủ bảo lãnh, trái phiếu chính quyền địa phương;
- Phát hành trái phiếu;
- Lưu ký chứng khoán;
- Nghiệp vụ ngân hàng giám sát;
- Đại lý quản lý tài sản bảo đảm cho bên cho vay là tổ chức tài chính quốc tế, tổ chức tín dụng nước ngoài, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
(3) Ngân hàng thương mại được thực hiện các hoạt động kinh doanh khác liên quan đến hoạt động ngân hàng ngoài các hoạt động nêu trên theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định khác của pháp luật có liên quan