Hướng dẫn viết đoạn văn quy nạp mới nhất? Cho ví dụ đoạn văn quy nạp theo chương trình Ngữ văn?
Nội dung chính
Hướng dẫn viết đoạn văn quy nạp mới nhất? Cho ví dụ đoạn văn quy nạp theo chương trình Ngữ văn?
Đoạn văn quy nạp là đoạn văn bắt đầu từ những trường hợp, ví dụ cụ thể, rồi tổng hợp lại thành một khái niệm hoặc kết luận chung. Cấu trúc thường gồm các bước: đưa ra ví dụ cụ thể, phân tích, và cuối cùng là khái quát.
Cách viết đoạn văn quy nạp:
- Mở đầu với ví dụ: Nêu một hoặc nhiều trường hợp cụ thể.
- Phân tích: Giải thích hoặc mở rộng ý nghĩa của các ví dụ.
- Khái quát: Đưa ra kết luận chung từ những phân tích và ví dụ trên.
Ví dụ đoạn văn quy nạp:
Đoạn văn: Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta thường gặp những hành động tử tế của con người. Chẳng hạn, có những người sẵn sàng giúp đỡ người già qua đường, hay các bạn học sinh cùng nhau hỗ trợ nhau trong học tập. Ở nơi làm việc, nhiều nhân viên không ngần ngại chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức với đồng nghiệp để mọi người cùng tiến bộ.
Những hành động này không chỉ thể hiện lòng nhân ái mà còn góp phần xây dựng một cộng đồng đoàn kết và thân thiện. Từ đó, có thể thấy rằng lòng tốt không chỉ là một giá trị cá nhân, mà còn là nền tảng cho sự phát triển của xã hội.
Trên đây là định nghĩa về đoạn văn quy nạp và ví dụ đoạn văn quy nạp.
*Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo
Hướng dẫn viết đoạn văn quy nạp mới nhất? Cho ví dụ đoạn văn quy nạp theo chương trình Ngữ văn? (Hình từ internet)
Nhiệm vụ của học sinh trung học bao gồm những gì?
Căn cứ Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT có quy định về nhiệm vụ của học sinh trung học như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Học sinh trung học phổ thông cần đáp ứng yêu cầu gì khi hoàn thành chương trình giáo dục môn ngữ văn?
Theo tiểu mục 2 Mục IV chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT đặt ra yêu cầu cần đạt ở cấp trung học phổ thông như sau:
- Năng lực ngôn ngữ:
+ Biết vận dụng kiến thức tiếng Việt và kiến thức về bối cảnh lịch sử, xã hội, tư tưởng, triết học và quan niệm thẩm mĩ của các thời kì để hiểu các văn bản khó hơn (thể hiện qua dung lượng, độ phức tạp và yêu cầu đọc hiểu).
+ Biết phân tích, đánh giá nội dung và đặc điểm nổi bật về hình thức biểu đạt của văn bản, nhất là những tìm tòi sáng tạo về ngôn ngữ, cách viết và kiểu văn bản. Học sinh có cách nhìn, cách nghĩ về con người và cuộc sống theo cảm quan riêng; thấy được vai trò và tác dụng của việc đọc đối với bản thân.
+ Từ lớp 10 đến lớp 12: viết thành thạo kiểu văn bản nghị luận và thuyết minh về các đề tài gắn với đời sống và định hướng nghề nghiệp; viết đúng quy trình, có kết hợp các phương thức biểu đạt, kiểu lập luận và yếu tố nghệ thuật; có chủ kiến về một vấn đề xã hội.
+ Viết được văn bản nghị luận và văn bản thông tin có đề tài tương đối phức tạp; văn bản nghị luận yêu cầu phân tích, đánh giá, so sánh giá trị của tác phẩm văn học; bàn về những vấn đề phù hợp với đối tượng gần đến tuổi thành niên, đòi hỏi cấu trúc và kiểu lập luận tương đối phức tạp, bằng chứng cần phải tìm kiếm từ nhiều nguồn; văn bản thuyết minh viết về những vấn đề có tính khoa học dưới hình thức một báo cáo nghiên cứu đúng quy ước; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ và tránh đạo văn.
+ Bài viết thể hiện được cảm xúc, thái độ, những trải nghiệm và ý tưởng của cá nhân đối với những vấn đề đặt ra trong văn bản; thể hiện được một cách nhìn, cách nghĩ, cách sống mang đậm cá tính.
+ Biết tranh luận về những vấn đề tồn tại các quan điểm trái ngược nhau; có thái độ cầu thị và văn hoá tranh luận phù hợp; có khả năng nghe thuyết trình và đánh giá được nội dung và hình thức biểu đạt của bài thuyết trình; có hứng thú thể hiện chủ kiến, cá tính trong tranh luận; trình bày vấn đề khoa học một cách tự tin, có sức thuyết phục. Nói và nghe linh hoạt; nắm được phương pháp, quy trình tiến hành một cuộc tranh luận.
- Năng lực văn học
+ Phân tích và đánh giá văn bản văn học dựa trên những hiểu biết về phong cách nghệ thuật và lịch sử văn học.
Nhận biết được đặc trưng của hình tượng văn học và một số điểm khác biệt giữa hình tượng văn học với các loại hình tượng nghệ thuật khác (hội hoạ, âm nhạc, kiến trúc, điêu khắc);
Phân tích và đánh giá được nội dung tư tưởng và cách thể hiện nội dung tư tưởng trong một văn bản văn học;
Nhận biết và phân tích được đặc điểm của ngôn ngữ văn học, câu chuyện, cốt truyện và cách kể chuyện;
Nhận biết và phân tích được một số đặc điểm phong cách nghệ thuật trong văn học dân gian, trung đại và hiện đại; phong cách nghệ thuật của một số tác giả, tác phẩm lớn.
+ Nêu được những nét tổng quát về lịch sử văn học dân tộc (quá trình phát triển, các đề tài và chủ đề lớn, các tác giả, tác phẩm lớn; một số giá trị nội dung và hình thức của văn học dân tộc) và vận dụng vào việc đọc tác phẩm văn học.
+ Tạo lập được một số kiểu văn bản văn học thể hiện khả năng biểu đạt cảm xúc và ý tưởng bằng hình thức ngôn từ mang tính thẩm mĩ.