Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Nội dung chính
Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp
Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp được hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH quy định chế độ làm việc của nhà giáo giáo dục nghề nghiệp (Có hiệu lực từ 01/07/2017), theo đó:
Điều 2. Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học
1. Giờ chuẩn là đơn vị thời gian quy đổi từ số giờ lao động cần thiết trước, trong và sau giờ giảng để hoàn thành nhiệm vụ giảng dạy gồm: chuẩn bị giảng dạy; thực hiện giảng dạy; kiểm tra định kỳ kết quả học tập của mô-đun, môn học.
2. Thời gian giảng dạy trong kế hoạch đào tạo được tính bằng giờ chuẩn, trong đó:
a) Một giờ dạy lý thuyết là 45 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
b) Một giờ dạy tích hợp (kết hợp cả lý thuyết và thực hành) là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn;
c) Một giờ dạy thực hành là 60 phút được tính bằng 1 giờ chuẩn.
3. Định mức giờ giảng được xác định là số giờ chuẩn cho mỗi nhà giáo phải giảng dạy, được quy định theo năm học.
4. Quy mô lớp học: Lớp học lý thuyết không quá 35 học viên, học sinh, sinh viên. Lớp học thực hành, tích hợp không quá 18 học viên, học sinh, sinh viên đối với nghề bình thường; không quá 10 học viên, học sinh, sinh viên đối với ngành, nghề học nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Hiệu trưởng, giám đốc các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp quyết định số học viên, học sinh, sinh viên cụ thể của lớp học, đảm bảo phù hợp với đặc điểm của từng ngành, nghề.
Trên đây là trả lời về Giờ chuẩn, thời gian giảng dạy, định mức giờ giảng, quy mô lớp học trong các cơ sở hoạt động giáo dục nghề nghiệp, được quy định tại Thông tư 07/2017/TT-BLĐTBXH. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn.