Đối tượng nào đóng đoàn phí công đoàn? Đóng bao nhiêu?
Nội dung chính
Đối tượng nào đóng đoàn phí công đoàn? Đóng bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 23 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn được ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016, các đối tượng đóng đoàn phí công đoàn bao gồm:
Mức đóng (Đóng hằng tháng) | Đối tượng |
Bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của pháp luật về Bảo hiểm xã hội. | Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở như sau: - Cơ quan nhà nước. - Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp. - Đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân. - Đơn vị sự nghiệp hưởng lương theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định |
Bằng 1% tiền lương thực lĩnh (tiền lương đã khấu trừ tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN, thuế TNCN của đoàn viên), nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước. (180.000 đồng/tháng) | Đoàn viên ở các công đoàn cơ sở doanh nghiệp nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần nhà nước giữ cổ phần chi phối) |
Bằng 1% tiền lương làm căn cứ đóng BHXH theo quy định của pháp luật về BHXH, nhưng mức đóng đoàn phí hàng tháng tối đa chỉ bằng 10% mức lương cơ sở theo quy định của Nhà nước (180.000 đồng/tháng) | Đoàn viên ở các công đoàn bao gồm: - Cơ sở doanh nghiệp ngoài nhà nước (bao gồm cả công đoàn Công ty cổ phần mà nhà nước không giữ cổ phần chi phối). - Đơn vị sự nghiệp ngoài công lập hưởng tiền lương không theo bảng lương, bậc lương do Nhà nước quy định. - Liên hiệp hợp tác xã. - Các tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam. - Văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam. - Đoàn viên công đoàn công tác ở nước ngoài. |
Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (áp dụng từ ngày 01/07/20203 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP)
Đối tượng nào đóng đoàn phí công đoàn? Đóng bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Đóng đoàn phí công đoàn được đóng thông qua các phương thức nào?
Căn cứ tại Điều 24 Quy định về quản lý tài chính, tài sản công đoàn, thu, phân phối nguồn thu và thưởng, phạt thu, nộp tài chính công đoàn được ban hành kèm theo Quyết định 1908/QĐ-TLĐ năm 2016 có quy định phương thức đóng đoàn phí công đoàn. Theo đó:
- Đoàn viên đóng đoàn phí công đoàn trực tiếp hàng tháng cho tổ công đoàn, công đoàn bộ phận, công đoàn cơ sở thành viên, công đoàn cơ sở, nghiệp đoàn.
- Ngoài ra, đoàn phí công đoàn sẽ thu qua lương hàng tháng (tiền mặt hoặc chuyển khoản) sau khi có ý kiến thỏa thuận của đoàn viên. Trong trường hợp này, số thu đoàn phí công đoàn phải có xác nhận của phòng kế toán đơn vị và có danh sách chi tiết đoàn viên đóng đoàn phí.
- Khuyến khích đoàn viên công đoàn, công đoàn cơ sở đổi mới phương thức thu, nộp đoàn phí công đoàn qua tài khoản cá nhân, qua thẻ ATM,... trên thỏa thuận, thống nhất giữa đoàn viên với công đoàn cơ sở và được công đoàn cấp trên trực tiếp đồng ý bằng văn bản.
Đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí bao lâu thì bị khai trừ ra khỏi công đoàn?
Theo quy định tại Điều 25 Quy định xử lý kỷ luật trong tổ chức công đoàn ban hành kèm theo Quyết định 5130/QĐ-TLĐ năm 2022 quy định về nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên như sau:
Nội dung vi phạm và hình thức xử lý kỷ luật đối với đoàn viên
1. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách:
a) Không chấp hành và không thực hiện Điều lệ Công đoàn Việt Nam, nghị quyết, quyết định, quy định, kế hoạch, chương trình công tác... của công đoàn các cấp gây hậu quả ít nghiêm trọng.
b) Không dự họp 50% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng.
2. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 1 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả nghiêm trọng.
b) Không dự họp 70% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng.
3. Đoàn viên vi phạm một trong các trường hợp sau đây thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khai trừ:
a) Đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại tiết a khoản 2 Điều này mà tái phạm hoặc vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng.
b) Không dự họp 90% trở lên số kỳ họp công đoàn trong một năm.
c) Không đóng đoàn phí liên tục 12 tháng mà không có lý do chính đáng.
Theo đó, khi đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí liên tục trong vòng 12 tháng mà không có lý do chính đáng sẽ bị khai trừ ra khỏi công đoàn.
Đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí liên tục 9 tháng mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo.
Đoàn viên công đoàn không đóng đoàn phí liên tục 6 tháng mà không có lý do chính đáng thì bị xử lý kỷ luật bằng hình khiển trách.