Điều chuyển vị trí đối với trường hợp lao động nữ đang mang thai được quy định như thế nào?
Nội dung chính
Điều chuyển vị trí đối với trường hợp lao động nữ đang mang thai được quy định như thế nào?
Trong trường hợp này thì chúng ta xem xét theo 02 trường hợp:
+ Đây không phải là hình thức kỷ luật mà là cty đã áp dụng theo Điều 34 BLLĐ:
"1- Khi gặp khó khăn đột xuất hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày trong một năm.
2- Khi tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất ba ngày, phải báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khoẻ và giới tính của người lao động.
3- Người lao động tạm thời làm công việc khác theo quy định tại khoản 1 Điều này, được trả lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 70% mức tiền lương cũ nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định."
Như vậy, phải xem xét cty có thuộc trường hợp theo Điều 9 nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9-5-2003 của Chính phủ quy định việc tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề quy định tại điều 34 Bộ luật lao động như sau:
1. Khi người sử dụng lao động gặp khó khăn đột xuất do khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh; áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; sự cố điện, nước hoặc nhu cầu của sản xuất - kinh doanh thì người sử dụng lao động có quyền tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề, nhưng không được quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm...
2. Trường hợp người sử dụng lao động tạm thời chuyển người lao động làm việc khác trái nghề quá 60 ngày (cộng dồn) trong một năm thì phải có sự thỏa thuận của người lao động; nếu người lao động không chấp thuận mà họ phải ngừng việc thì người đó được hưởng lương theo quy định tại khoản 1 Điều 62 của Bộ luật lao động.
Nhưng rõ ràng, ở đây vợ bạn không phải chuyển công việc khác trái nghề mà bị "giáng chức"...
+ Đây là việc xử lý kỷ luật theo Điều 84 Bộ luật lao động quy định như sau:
1- Người vi phạm kỷ luật lao động, tuỳ theo mức độ phạm lỗi, bị xử lý theo một trong những hình thức sau đây:
b) Chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng;...
Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 của Nghị định số 41/CP – đã được sửa đổi tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 33/2003/NĐ-CP thì:
2. Không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động đang trong thời gian:
d) Người lao động nữ có thai; nghỉ thai sản, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, Người lao động Nam phải nuôi con nhỏ dưới 12 tháng.
Như vậy, trường hợp này cty cũng vi phạm pháp luật lao động luôn...
Vợ bạn có quyền làm đơn khiếu nại yêu cầu Liên đoàn lao động nơi đóng trụ sở cty để bảo vệ quyền lợi cho mình, nếu hòa giải không thành thì vợ bạn có quyền khởi kiện tại Tòa án.