21:43 - 02/01/2025

Đi bão mừng chiến thắng AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam thì có vi phạm Nghị định 168/2024/NĐ-CP không?

Đi bão mừng chiến thắng AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam thì có vi phạm Nghị định 168/2024/NĐ-CP không? Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khi đi bão thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Nội dung chính

    Đi bão là gì?

    "Đi bão" là một cụm từ phổ biến trong giới trẻ Việt Nam, đặc biệt là sau khi đội tuyển thể thao quốc gia, như bóng đá, giành chiến thắng quan trọng. Từ "bão" trong cụm từ này ám chỉ sự náo nhiệt, sôi động, và đông đúc giống như một cơn bão. Khi nói "đi bão," người ta ám chỉ việc tham gia vào các hoạt động ăn mừng chiến thắng, thường là diễu hành trên đường phố, hò hét, nhảy múa, cờ quạt, pháo sáng, và các hoạt động sôi động khác.

    Đi bão thường diễn ra trong các sự kiện thể thao như bóng đá (khi đội tuyển Việt Nam giành chiến thắng ở các giải đấu quốc tế), hoặc sau những sự kiện đặc biệt của đất nước. Đây là một cách thể hiện niềm vui, tự hào và tình yêu đối với đội tuyển hoặc quốc gia.

    Đi bão mừng chiến thắng AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam thì có vi phạm Nghị định 168/2024/NĐ-CP không?

    Đi bão mừng chiến thắng AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam thì có vi phạm Nghị định 168/2024/NĐ-CP không? (Hình từ Internet)

    Đi bão mừng chiến thắng AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam thì phạm pháp theo Nghị định 168/2024/NĐ-CP không?

    Người dân Việt Nam chủ yếu sử dụng xe máy khi đi bão. Theo đí, để đánh giá việc "đi bão" mừng chiến thắng AFF Cup 2024 của đội tuyển Việt Nam vi phạm pháp luật thì cần phải xem xét hành vi của cá nhân có vi phạm quy định về trật tự an toàn giao thông, an ninh công cộng hoặc các quy định khác của pháp luật hay không. Cụ thể:

    (1) Trường hợp người đi bão có hành vi  lạng lách, đánh võng trên đường khi đi bão thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

    Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    ...
    9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    a) Điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ; sử dụng chân chống hoặc vật khác quệt xuống đường khi xe đang chạy;
    ...

    Theo đó, cá nhân có hành vi điều khiển xe lạng lách, đánh võng trên đường bộ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    (2) Trường hợp người đi bão có hành vi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo điểm b khoản 8 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP:

    Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    ...
    3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ...
    k) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên;

    Theo đó, cá nhân có hành vi điều chạy xe dàn hàng ngàng từ 03 xe trở lên sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng.

    (2) Trường hợp người đi bão có hành vi sửa dụng còi trái quy định thì cũng có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại điểm i khoản 1 Điều 7 và điểm khoản 9 Điều 7 Nghị định 168/2024/NĐ-CP như sau:

    Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái của người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
    1. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ...
    i) Sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định;
    ...
    9. Phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
    ...
    k) Sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ theo quy định.

    Như vậy, trường hợp cá nhân có hành vi sử dụng còi khi đi bão trong thời gian từ 22 giờ trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thể bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng

    Bên cạnh đó, nếu cá nhân có hành vi sử dụng còi, rú ga (nẹt pô) liên tục trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì có thể bị phạt tiền từ 8.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

    Ngoài các hành vi vừa nêu trên thì người đi bão còn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính với hành vi khác.

    Tùy vào hành vi vi phạm mà cơ quan chức năng sẽ đưa ra mức xử phạt tương ứng.

    Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khi đi bão thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

    Căn cứ Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi khoản 72 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì người vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ khi đi bão thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

    1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

    a) Làm chết người;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

    a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

    c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

    đ) Làm chết 02 người;

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%;

    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

    a) Làm chết 03 người trở lên;

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

    4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

    5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

    198