17:45 - 11/11/2024

Đánh bạc trái phép hơn 15 triệu xử lý như thế nào?

Đánh bạc trái phép hơn 15 triệu xử lý như thế nào?

Nội dung chính

    Đánh bạc trái phép hơn 15 triệu xử lý như thế nào?

    Theo quy định tại Điều 248 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009) về tội đánh bạc:

    “1. Người nào đánh bạc trái phép dưới bất kỳ hình thức nào được thua bằng tiền hay hiện vật có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng đã bị kết án về tội này hoặc tội quy định tại Điều 249 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm: 

    a) Có tính chất chuyên nghiệp; 

    b) Tiền hoặc hiện vật dùng đánh bạc có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên; 

    c) Tái phạm nguy hiểm. 

    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng”.

    Về cách tính khoản tiền đánh bạc ở đây sẽ không xác định bằng việc xem xét từng tài sản của mỗi cá nhân tham gia đánh bạc mà sẽ tính bằng tổng giá trị tài sản có trên chiếu bạc, ở đây là 15.400.000 đồng do cơ quan công an xác định nên mức phạt mà chồng bạn sẽ phải chịu sẽ có thể là phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. Tuy nhiên cần lưu ý nếu khi xét xử mà Tòa án tuyên mức phạt tù dưới ba năm thì bạn có thể viết đơn yêu cầu được xét chuyển hình phạt thù thành án treo nếu đáp ứng đủ điều kiện quy định tại Điều 60 Bộ luật hình sự 1999 (sửa đổi bổ sung 2009):

    "1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

    2. Trong thời gian thử thách, Toà án giao người  được hưởng án  treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó.

    3. Người  được hưởng án  treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định theo quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này.

    4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Toà án có thể quyết định rút ngắn thời gian thử thách.

     5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Toà án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này."

    Trân trọng!

    17