Đã có Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe?
Nội dung chính
Đã có Thông tư 36/2024 quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe?
Ngày 15/11/2024, Bộ Giao thông vận tải đã ban hành Thông tư 36/2024/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý hoạt động vận tải bằng xe ô tô và hoạt động của bến xe, bãi đỗ xe, trạm dừng nghỉ, điểm dừng xe trên đường bộ; quy định trình tự, thủ tục đưa bến xe, trạm dừng nghỉ vào khai thác.
Theo đó, tại Điều 6 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT quy định về tổ chức, quản lý và tiêu chí điểm dừng đón, trả khách tuyến cố định như sau:
Tiêu chí của điểm dừng đón, trả khách:
- Điểm dừng đón, trả khách chỉ được bố trí tại các vị trí đảm bảo an toàn giao thông, thuận tiện cho hành khách lên, xuống xe;
- Biển chỉ dẫn điểm dừng đón, trả khách áp dụng cho tuyến cố định theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ;
- Khoảng cách tối thiểu giữa 02 điểm dừng đón, trả khách liền kề hoặc giữa điểm dừng đón, trả khách với trạm dừng nghi hoặc với bến xe hai đầu tuyến do Sở Giao thông vận tải căn cứ tình hình thực tế và việc tổ chức giao thông của địa phương đê xác định.
Tổ chức, quản lý hoạt động điểm dừng đón, trả khách:
- Điểm dừng đón, trả khách chỉ phục vụ các xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định, xe buýt đón, trả khách; không sử dụng cho hoạt động khác;
- Tại điểm dừng đón, trả khách chỉ cho phép mỗi xe ô tô vận tải hành khách tuyến cố định được dừng tối đa không quá 03 phút;
- Sở Giao thông vận tải phối hợp với chính quyền địa phương nơi có điểm dùng đón, trả khách tổ chức, quản lý, đảm bảo an toàn giao thông, an ninh trật tự và vệ sinh môi trường tại khu vực điểm dừng đón, trả khách trên địa bản địa phương;
- Sở Giao thông vận tải thông báo bằng văn bản về việc đưa vào khai thác hoặc ngừng khai thác điểm dùng đón, trả khách trên tuyến cố định, xe buýt đến các đơn vị kinh doanh vận tải theo tuyến cố định, xe buýt có hoạt động trên địa bàn, đồng thời đăng tải trên Trang thông tin điện từ của Sở.
Viết bài văn kể lại một câu chuyện cổ tích mà em thích với những chi tiết sáng tạo? Mục tiêu chương trình ngữ văn cấp tiểu học hiện nay? (Hình từ internet)
Quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt ra sao?
Quyền hạn và trách nhiệm của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt được quy định tại Điều 23 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT như sau:
- Đeo thẻ tên, mặc đồng phục theo đúng mẫu đơn vị kinh doanh vận tải đã quy định.
- Thực hiện đúng biểu đồ, hành trình chạy xe đã được phê duyệt.
- Cung cấp thông tin về hành trình tuyến, các điểm dừng trên tuyến khi hành khách yêu cầu; hướng dẫn và giúp đỡ hành khách (đặc biệt là người khuyết tật, người cao tuổi, phụ nữ có thai và trẻ em) khi lên, xuống xe; có thái độ phục vụ văn minh, lịch sự.
- Giữ gìn vệ sinh phương tiện.
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Đường bộ 2024, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024; tuân thủ và duy trì các điều kiện kinh doanh đối với người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe buýt trong quá trình hoạt động kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt.
Đơn vị kinh doanh dịch vụ bến xe khách có trách nhiệm gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 37 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT quy định về trách nhiệm của đơn vị kinh doanh dịch vụ bến xe khách như sau:
- Thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật đối với bến xe khách trong quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô;
- Bảo đảm an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống cháy, nổ, vệ sinh môi trường trong bến xe khách; chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động kinh doanh trong phạm vi bến xe khách;
- Thường xuyên bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung trang thiết bị, cơ sở vật chất; phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động nhằm duy trì và nâng cao chất lượng phục vụ của bến xe khách, thực hiện nghiêm túc các quy định của nhà nước về bến xe khách;
- Ký kết hợp đồng với các đơn vị vận tải theo quy định của pháp luật trước khi tổ chức hoạt động kinh doanh vận tải tại bến xe khách;
- Niêm yết nội quy của bến xe khách và hình thức xử lý theo hợp đồng đã ký kết khi vi phạm nội quy của bến xe khách;
- Quản lý, áp dụng thông tin từ phần mềm quản lý bến xe khách. Trang bị phần mềm quản lý bến xe khách và lưu trữ các thông tin xe xuất bến: thông tin xe, người lái, thông tin tuyến thực hiện, thời gian xe xuất bến, thời gian xe đến bến, số hành khách trên xe.
Thông tin do bến xe khách cung cấp được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải, bến xe khách và cung cấp cho cơ quan Công an, Thanh tra đường bộ khi có yêu cầu. Cung cấp tên đăng nhập và mật khẩu truy cập vào phần mềm quản lý bến xe khách cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành khi có yêu cầu.
Cập nhật, lưu trữ có hệ thống các thông tin về phương tiện, đơn vị kinh doanh vận tải hoạt động tại bến tối thiểu 03 năm kể từ năm kết thúc công việc. Trực tiếp thực hiện các quy định tại điểm a, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 37 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT hoặc ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ thực hiện thông qua hợp đồng có hiệu lực pháp lý.
- Chịu sự quản lý, thanh tra, kiểm tra của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền;
- Thực hiện báo cáo định kỳ vào ngày 15 tháng 12 hàng năm và báo cáo đột xuất tình hình hoạt động của bến xe khách theo yêu cầu của Sở Giao thông vận tải địa phương;
- Báo cáo Sở Giao thông vận tải địa phương các quy định của đơn vị về danh sách, chức vụ và chữ ký của những người được giao nhiệm vụ kiểm tra, xác nhận vào lệnh vận chuyển;
- Thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về bến xe khách theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bến xe khách;
- Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Luật Đường bộ 2024, Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024;
- Cho xe xuất bến đúng thời gian biểu đồ chạy xe đã được cơ quan quản lý tuyến công bố.
*Luật Đường bộ 2024 và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ từ ngày 01 tháng 01 năm 2025, trừ trường hợp sau:
- Khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2026.
- Luật Giao thông đường bộ 2008 hết hiệu lực kể từ ngày Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 5 và 6 Điều 89 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024.
*Thông tư 36/2024/TT-BGTVT có hiệu lực từ 01/1/2025.