Công chức không áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào?
Nội dung chính
Công chức không áp dụng biện pháp xử lý hành chính sẽ bị xử lý kỷ luật thế nào?
Căn cứ Điều 91 và Điều 92 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng là một trong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính.
Căn cứ Khoản 2 Điều 25 Nghị định 19/2020/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 01/7/2020) quy định hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với công chức có một trong các hành vi vi phạm trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính sau đây:
- Không xử phạt vi phạm hành chính, không áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả hoặc không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người vi phạm theo quy định pháp luật;
- Kéo dài thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc xử lý vi phạm hành chính;
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm tra, lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người làm nhiệm vụ kiểm tra;
- Cung cấp thông tin, tài liệu không chính xác, thiếu trung thực liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Không thực hiện kết luận kiểm tra.
=> Như vậy, công chức có hành vi không áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người thuộc diện áp dụng biện pháp này thì sẽ bị xử lý kỷ luật cảnh cáo.