10:30 - 30/09/2024

Có phải con gái không được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế không?

Có phải con gái không được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế không? Mẹ ruột có được hưởng thừa kế từ con không? Con nuôi và con đẻ, quyền hưởng thừa kế là như nhau?

Nội dung chính

    Có phải con gái không được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế không?

    Dạ, cho em hỏi, việc chia thừa kế thuộc diện chia theo pháp luật thì: Con gái có được hưởng bằng con trai khi chia thừa kế hay không? Trường hợp này là anh em ruột trong nhà, bố, mẹ chết không để lại di chúc. 

    Căn cứ Khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định hàng thừa kế theo thứ tự sau:

    - Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    - Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    - ...

    Căn cứ thêm Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

    Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Như vậy, khi thừa kế theo pháp luật thì những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau mà không phụ thuộc hay phân biệt là nam hay nữ, con trai hay con gái. 

    Mẹ ruột có được hưởng thừa kế từ con không?

    Con tôi do tai nạn giao thông mà qua đời, không để lại di chúc. Con tôi đã lấy chồng nhưng chưa có con, giờ hiện tại toàn bộ tài sản đều do con rể tôi quản lý. Tôi muốn hưởng phần tài sản của con tôi để tự lo cho cuộc sống của tôi được không?

    Theo quy định tại Khoản 1 Điều 650 Bộ luật dân sự 2015 với trường hợp người mất không để lại di chúc thì di sản sẽ được phân chia theo quy định của pháp luật.

    Khoản 1, Khoản 2 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế khi chia thừa kế theo quy định của pháp luật như sau:

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

    c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

    2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

    Như vậy, trong trường hợp này, tài sản của người đã mất để lại sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. Mà theo quy định thì mẹ ruột và chồng đều thuộc hàng thừa kế thứ nhất và có quyền ngang nhau trong việc được hưởng phần di sản của người mất đã để lại. Nên cô có quyền được hưởng một phần di sản mà con đã để lại.

    Con nuôi và con đẻ, quyền hưởng thừa kế là như nhau?

    Tôi muốn hỏi: Tôi có đứa con nuôi năm nay 8 tuổi và một đứa con đẻ 4 tuổi. Trong trường hợp, tôi không để lại di chúc thì quyền hưởng thừa kế của hai người con tôi là như nhau hay con đẻ sẽ được quyền hưởng nhiều hơn?

    Căn cứ Điểm a Khoản 1 Điều 651 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau:

    1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

    a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

    Do đó, trường hợp không để lại di chúc thì di chúc được chia theo pháp luật, mà nguyên tắc người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước. 

    Như vậy, căn cứ vào quy định nêu trên có thể thấy, con nuôi thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người chết cùng với con đẻ, tức là được hưởng quyền thừa kế như con đẻ.

    Trân trọng!

    49