08:20 - 11/11/2024

Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như thế nào?

Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như thế nào? Chức năng và cơ cấu của Hội đồng thành viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước là gì? Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ra sao?

Nội dung chính

    Cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như thế nào?

    Tại Điều 24 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về cơ cấu tổ chức quản lý của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:

    Cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành của SCIC gồm có:

    1. Hội đồng thành viên.

    2. Tổng Giám đốc và bộ máy giúp việc của Tổng Giám đốc.

    3. Kiểm soát viên.

    Hình từ Internet

    Chức năng và cơ cấu của Hội đồng thành viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước là gì?

    Tại Điều 25 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về chức năng của Hội đồng thành viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:

    1. Hội đồng thành viên là đại diện trực tiếp của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại SCIC, quyết định các vấn đề liên quan đến việc xác định và thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ và quyền lợi của SCIC theo phân cấp quy định tại Điều lệ này trừ các vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và các cơ quan quản lý nhà nước theo phân cấp quản lý.

    2. Hội đồng thành viên chịu trách nhiệm trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính và trước pháp luật về mọi hoạt động và sự phát triển của SCIC.

    Tại Điều 26 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về cơ cấu của Hội đồng thành viên trong Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:

    Hội đồng thành viên của SCIC có không quá 07 thành viên. Chủ tịch Hội đồng thành viên và thành viên của Hội đồng thành viên làm việc theo chế độ chuyên trách. Tổng Giám đốc là thành viên Hội đồng thành viên. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng thành viên không quá 05 năm và có thể được bổ nhiệm lại nhưng không quá 02 nhiệm kỳ.

    Quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước ra sao?

    Tại Điều 27 Điều lệ tổ chức và hoạt động của tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước ban hành kèm theo Nghị định 148/2017/NĐ-CP quy định về quyền, trách nhiệm của Hội đồng thành viên của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước như sau:

    1. Đề nghị Bộ Tài chính thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, điều chỉnh vốn điều lệ; sửa đổi, bổ sung Điều lệ, chức năng nhiệm vụ, cơ chế hoạt động; tổ chức lại, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại SCIC.

    2. Quyết định chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và kế hoạch đầu tư phát triển 05 năm; kế hoạch sản xuất, kinh doanh hằng năm của SCIC sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt và gửi quyết định đến Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, giám sát.

    3. Quyết định thành lập, chuyển đổi sở hữu và sắp xếp lại công ty con do SCIC năm giữ 100% vốn điều lệ; thành lập, tổ chức lại, giải thể chi nhánh, văn phòng đại diện và các đơn vị hạch toán phụ thuộc của SCIC sau khi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận về chủ trương.

    4. Thực hiện Đề án tổng thể sắp xếp, đổi mới, tái cơ cấu SCIC sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

    5. Quyết định việc thay đổi tỷ lệ sở hữu của SCIC tại các doanh nghiệp thuộc danh mục Nhà nước phải giữ cổ phần chi phối, việc tiếp nhận doanh nghiệp tự nguyện tham gia làm công ty con, công ty liên kết sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương.

    6. Đề nghị Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ:

    a) Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, từ chức, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Chủ tịch Hội đồng thành viên SCIC.

    b) Bổ nhiệm Tổng Giám đốc SCIC.

    7. Đề nghị Bộ Tài chính: Quy hoạch, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật, tiền lương, thù lao, tiền thưởng và các quyền lợi khác đối với thành viên Hội đồng thành viên; ban hành Quy chế quản lý tài chính của SCIC.

    8. Quyết định phương án huy động vốn, đầu tư từng dự án nêu tại điểm c, điểm d khoản 1 Điều 12 và điểm b khoản 5 Điều 13 sau khi đề nghị và được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương; Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng Giám đốc quyết định phương án huy động vốn, dự án đầu tư có quy mô vốn đầu tư không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm huy động vốn, quyết định đầu tư nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.

    9. Quyết định phương án mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp nêu tại điểm c khoản 5 Điều 13 và dự án góp vốn liên doanh của SCIC với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, dự án đầu tư vào doanh nghiệp khác để cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương; Quyết định hoặc phân cấp cho Tổng Giám đốc quyết định việc mua, bán tài sản cố định, dự án đầu tư ra ngoài doanh nghiệp không quá 25% vốn chủ sở hữu được ghi trên báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính năm của SCIC tại thời điểm gần nhất với thời điểm quyết định việc mua, bán tài sản cố định, đầu tư dự án nhưng không quá mức vốn của dự án nhóm B theo quy định của Luật đầu tư công.

    10. Phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận, trích lập, sử dụng các quỹ hằng năm của SCIC sau khi được Bộ Tài chính có ý kiến bằng văn bản.

    11. Quyết định quy hoạch, bổ nhiệm lại, từ chức, miễn nhiệm, điều động, luân chuyển, khen thưởng, kỷ luật, thôi việc, nghỉ hưu đối với Tổng Giám đốc SCIC sau khi có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Tài chính.

    12. Quyết định lương, thù lao, tiền thưởng và quyền lợi khác đối với các chức danh do Hội đồng thành viên quyết định bổ nhiệm theo quy định của pháp luật.

    13. Thực hiện quyền, trách nhiệm của chủ sở hữu đối với công ty con, công ty liên kết của SCIC theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

    14. Cử Người đại diện phần vốn của SCIC tại doanh nghiệp khác; cho ý kiến bằng văn bản để Người đại diện phần vốn của SCIC tham gia biểu quyết các nội dung theo quy định của pháp luật.

    15. Chấp thuận để Tổng Giám đốc ban hành các quy chế quản lý nội bộ của SCIC.

    16. Quyết định các giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ của SCIC.

    17. Chịu trách nhiệm quản lý và điều hành SCIC tuân thủ đúng quy định của pháp luật và các quyết định của đại diện chủ sở hữu; quản lý sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn có hiệu quả; báo cáo kịp thời cho đại diện chủ sở hữu về việc doanh nghiệp hoạt động thua lỗ, không bảo đảm khả năng thanh toán, không hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ do đại diện chủ sở hữu giao hoặc những trường hợp sai phạm khác.

    18. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về vi phạm gây tổn thất vốn, tài sản của SCIC.

    19. Tổ chức hoạt động kiểm toán nội bộ và quyết định thành lập đơn vị kiểm toán nội bộ của SCIC.

    20. Thực hiện các quyền, trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật, phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính.

    Trân trọng!

    4