Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay có những điểm gì mới?
Nội dung chính
Chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay có những điểm gì mới?
Theo Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ về chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo thì chính sách hỗ trợ sản xuất như sau: Đối với vùng còn đất có khả năng khai hoang, phục hoá hoặc tạo ruộng bậc thang để sản xuất nông nghiệp được hỗ trợ 10 triệu đồng/ha khai hoang; 5 triệu đồng/ha phục hoá; 10 triệu đồng/ha ruộng bậc thang. Hỗ trợ một lần toàn bộ tiền mua giống, phân bón cho việc chuyển đổi cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao; ưu tiên hỗ trợ trồng lúa lai, ngô lai. Ngân sách Nhà nước hỗ trợ 50% lãi suất tiền vay tại ngân hàng thương mại Nhà nước để phát triển sản xuất nông nghiệp, đầu tư cơ sở chế biến, bảo quản và tiêu thụ nông sản. Nghị quyết cũng quy định các địa phương có trách nhiệm: Chủ tịch UBND các tỉnh có huyện nghèo, căn cứ Nghị quyết này tổ chức phê duyệt Đề án của các huyện nghèo; chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của chương trình, bố trí đủ vốn đầu tư cho các huyện nghèo trong tổng mức vốn được phê duyệt; chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch hàng năm của các huyện nghèo; hàng năm tổ chức giám sát, đánh giá kết quả thực hiện, gửi Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp báo cáo Chính phủ. UBND các huyện nghèo căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, cơ chế chính sách, định mức, tiêu chuẩn của Nhà nước để xây dựng Đề án hỗ trợ giảm nghèo bền vững trên địa bàn trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; chỉ đạo xây dựng kế hoạch hàng năm, tổng hợp nhu cầu từ dưới lên, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, trình UBND tỉnh phê duyệt; chỉ đạo và phê duyệt kế hoạch hàng năm của cấp xã; thành lập ban chỉ đạo của huyện (gồm lãnh đạo cấp ủy, chính quyền, đại diện các tổ chức đoàn thể, doanh nghiệp) để chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án. UBND các xã xây dựng kế hoạch hàng năm có sự tham gia của người dân trình UBND huyện phê duyệt và tổ chức thực hiện. Từ quy định nêu trên thì việc huyện yêu cầu xã phải lấy nguồn phân bón khác không theo nguyện vọng của nhân dân thì phải xem cụ thể, song quan trọng nhất là chất lượng phân bón đó phải đảm bảo để phát triển sản xuất, tăng năng suất cây trồng nhằm xóa đói giảm nghèo. Vì vậy bạn cần xem xét thực tế ở địa phương, nếu thấy nguồn phân bón không đảm báo chất lượng thì nhân dân phải có ý kiến với huyện và tỉnh để việc hỗ trợ cho hộ nông dân giống và phân bón đảm bảo chất lượng, tăng năng suất cây trồng và thực sự giúp dân xóa đói, giảm nghèo bền vững