15:59 - 12/11/2024

Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm các chi phí nào?

Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm các chi phí nào?

Nội dung chính

    Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm các chi phí nào?

    Chi phí quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm các chi phí được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 3 Thông tư 06/2016/TT-BXD hướng dẫn xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành, cụ thể như sau:

    Chi phí quản lý dự án gồm các chi phí theo quy định tại Khoản 2 Điều 23 Nghị định số 32/2015/NĐ-CP là các chi phí cần thiết để tổ chức thực hiện các công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị dự án, thực hiện dự án và kết thúc xây dựng đưa công trình của dự án vào khai thác sử dụng như sau:

    - Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng (nếu có), báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư (nếu có), báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

    - Lập nhiệm vụ khảo sát xây dựng, khảo sát xây dựng, giám sát khảo sát xây dựng;

    - Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế kiến trúc công trình hoặc lựa chọn phương án thiết kế kiến trúc công trình;

    - Thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư;

    - Thẩm định báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;

    - Lập, thẩm định, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công, dự toán xây dựng;

    - Lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng;

    - Quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng;

    - Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình;

    - Đảm bảo an toàn lao động và vệ sinh môi trường của công trình;

    - Lập mới hoặc Điều chỉnh định mức xây dựng của công trình;

    - Xác định giá xây dựng công trình, chỉ số giá xây dựng công trình;

    - Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành;

    - Kiểm tra chất lượng vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình;

    - Kiểm định chất lượng bộ phận công trình, hạng Mục công trình, toàn bộ công trình và thí nghiệm chuyên ngành xây dựng theo yêu cầu;

    - Kiểm soát chi phí đầu tư xây dựng;

    - Quy đổi vốn đầu tư xây dựng công trình sau khi hoàn thành được nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng;

    - Nghiệm thu, thanh toán, quyết toán hợp đồng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình;

    - Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình;

    - Nghiệm thu, bàn giao công trình;

    - Khởi công, khánh thành (nếu có), tuyên truyền quảng cáo;

    - Xác định, cập nhật, thẩm định dự toán gói thầu xây dựng;

    - Thực hiện các công việc quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (nếu có);

    - Thực hiện các công việc quản lý khác.

    3