Cách tra cứu hóa đơn điện tử Tổng cục thuế mà không cần đăng nhập vào hệ thống?
Nội dung chính
Mục đích của việc tra cứu hóa đơn điện tử Tổng cục thuế để làm gì?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP hóa đơn điện tử là hóa đơn có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế được thể hiện ở dạng dữ liệu điện tử do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập bằng phương tiện điện tử để ghi nhận thông tin bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về thuế, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế, trong đó:
- Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua.
- Mã của cơ quan thuế trên hóa đơn điện tử bao gồm số giao dịch là một dãy số duy nhất do hệ thống của cơ quan thuế tạo ra và một chuỗi ký tự được cơ quan thuế mã hóa dựa trên thông tin của người bán lập trên hóa đơn.
- Hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử do tổ chức bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua không có mã của cơ quan thuế.
Hiện nay, chức năng tra cứu hóa đơn điện tử Tổng cục thuế ngày càng trở nên phổ biến, đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ kế toán cũng như người dùng nói chung. Tuy nhiên, không ít người vẫn thắc mắc về lý do cần tra cứu hóa đơn điện tử và mục đích sử dụng thông tin từ chức năng này.
Thực tế, việc tra cứu hóa đơn điện tử đáp ứng các nhu cầu sau:
- Kiểm tra thông tin trên hóa đơn đã phát hành.
- Xác minh tính hợp lệ và hợp pháp của hóa đơn.
- Kiểm tra tình trạng phát hành để xác định hóa đơn đã được sử dụng hợp pháp hay chưa.
- Phát hiện và xử lý kịp thời các lỗi sai sót trên hóa đơn, giúp giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, người dùng có thể dễ dàng tải và lưu trữ file hóa đơn để sử dụng cho các mục đích sau này.
>> Xem thêm: hoadondientu gdt gov vn đăng nhập như thế nào?
Tra cứu hóa đơn điện tử Tổng cục thuế bằng cách không cần đăng nhập vào hệ thống? (Hình từ Internet)
Cách tra cứu hóa đơn điện tử Tổng cục thuế mà không cần đăng nhập vào hệ thống?
Bạn có thể tra cứu hóa đơn điện tử Tổng cục thuế mà không cần đăng nhập vào hệ thống bằng cách sử dụng các thông tin trên hóa đơn, như mã số thuế, số hóa đơn, và mã tra cứu. Thực hiện theo các bước sau:
(1) Tại Giao diện màn hình chính
(2) Chọn chức năng Tra cứu hóa đơn điện tử (thẻ chuyển màu đỏ)
(3) Nhập thông tin hóa đơn cần tìm kiếm, nhập Mã Capcha
(4) Nhấn Tìm kiếm, xuất hiện kết quả Tra cứu
Việc chuyển hóa dữ liệu hóa đơn điện tử của doanh nghiệp đến cơ quan thuế phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về tổ chức, doanh nghiệp bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ khi chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế bằng hình thức gửi trực tiếp phải đáp ứng yêu cầu sau:
- Kết nối với Tổng cục Thuế thông qua kênh thuê riêng hoặc kênh MPLS VPN Layer 3, gồm 1 kênh truyền chính và 1 kênh truyền dự phòng. Mỗi kênh truyền có băng thông tối thiểu 5 Mbps.
- Sử dụng dịch vụ Web (Web Service) hoặc Message Queue (MQ) có mã hóa làm phương thức để kết nối.
- Sử dụng giao thức SOAP để đóng gói và truyền nhận dữ liệu.
Hóa đơn điện tử phải được hiển thị đầy đủ, chính xác các nội dung của hóa đơn đảm bảo không dẫn tới cách hiểu sai lệch để người mua có thể đọc được bằng phương tiện điện tử.
Thế nào là hóa đơn không hợp pháp?
Tại khoản 9 Điều 3 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về hóa đơn không hợp pháp là các loại hóa đơn sau:
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp là việc sử dụng hóa đơn, chứng từ giả;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
- Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
- Sử dụng hóa đơn điện tử chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.