Các trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan ban ngành được quy định ra sao?
Nội dung chính
Các trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan ban ngành được quy định ra sao?
Các trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan ban ngành được quy định tại Khoản 1 Điều 25 Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015, theo đó:
Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Khi phát hiện văn bản quy phạm pháp luật có dấu hiệu trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Theo đề nghị của Hội đồng dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, đại biểu Quốc hội;
- Theo đề nghị của Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của tổ chức thành viên của Mặt trận.
Trên đây là quy định về các trường hợp Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan ban ngành. Để hiểu rõ hơn về điều này bạn nên tham khảo thêm tại Luật hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân 2015.