09:32 - 18/12/2024

Các khoản thu phí bắt buộc đầu năm của học sinh năm học 2023-2024 bao gồm những khoản thu nào?

Các khoản thu phí đầu năm của học sinh năm học 2023-2024 bao gồm những khoản nào? Câu hỏi của bạn T.Q ở Hà Nội.

Nội dung chính


    Các khoản thu phí bắt buộc đầu năm của học sinh năm học 2023-2024 bao gồm những khoản nào?

    Theo quy định hiện nay, các khoản thu phí bắt buộc đầu năm của học sinh bao gồm các khoản sau:

    (1) Học phí (theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 81/2021/NĐ-CP):

    Theo đó, khung học phí bắt đầu từ năm học 2023-2024, do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định và được điều chỉnh theo các yếu tố sau:

    - Tỷ lệ phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phương.

    - Tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng,

    - Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm và

    - Khả năng chi trả của người dân nhưng không quá 7,5%/năm.

    Căn cứ theo khung học phí, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định mức thu học phí cụ thể nhưng không vượt mức trần quy định.

    Đối với địa bàn có khả năng xã hội hóa cao, căn cứ chính sách phát triển giáo dục của Nhà nước và tình hình thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định khung học phí hoặc mức học phí đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.

    (2) Bảo hiểm y tế

    Học sinh là đối tượng tham gia bảo hiểm y tế được ngân sách nhà nước hỗ trợ đóng BHYT với mức tối thiểu là 30%. Theo đó, mức đóng BHYT hàng tháng đối với học sinh là bằng 4,5% mức lương cơ sở.

    Chính vì vậy, mức đóng BHYT hàng tháng của học sinh là 81.000 đồng/tháng (chưa bao gồm mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước).

    Theo đó, mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng (áp dụng từ ngày 01/07/2023 Điều 3 Nghị định 24/2023/NĐ-CP.

    (Theo quy định tại Điều 4; điểm đ khoản 1 Điều 7; điểm c khoản 1 Điều 8 Nghị định 146/2018/NĐ-CP)

    (3) Tiền học thêm trong nhà trường (Điều 7 Quy định ban hành kèm theo Thông tư 17/2012/TT-BGDĐT)

    Mức thu tiền học thêm do cha mẹ học sinh với nhà trường thỏa thuận.

    Tiền học thêm trong nhà trường được sử dụng để chi trả các khoản sau:

    - Thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường.

    - Tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.

    Ngoài các khoản thu chính trên, từng nhà trường tại địa phương có các khoản thu đầu năm khác đối với học sinh, ví dụ theo Quyết định 51/2013/QĐ-UBND của UBND TP Hà Nội áp dụng với các cơ sở giáo dục phổ thông công lập tại Hà Nội:

    Khoản thu đầu năm khác

    Chi tiết

    Thu phục vụ bán trú



    - Tiền ăn: Thỏa thuận với cha mẹ học sinh.

    - Chăm sóc bán trú (Mầm non, Tiểu học, Trung học cơ sở): Không quá 150.000 đồng/học sinh/tháng.

    - Trang thiết bị phục vụ bán trú

    Học phẩm

    Đối với học sinh mầm non: không quá 150.000 đồng/học sinh/năm học.

    - Học sinh mầm non: Không quá 150.000 đồng/học sinh/năm học.

    - Học sinh Tiểu học, Trung học cơ sở: Không quá 100.000 đồng/học sinh/năm học


    Nước uống học sinh

    Học sinh (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT, Giáo dục thường xuyên): Không quá 12.000 đồng/học sinh/tháng.

    Thu chi viện trợ, quà biếu, tặng, cho; thu tài trợ



    Quần áo đồng phục, quần áo thể dục thể thao, phù hiệu


    *Lưu ý: Các quy định trên áp dụng đối với học sinh học tập tại các trường công lập.

    Trên đây là nội dung về các khoản thu phí bắt buộc đầu năm học 2023-2024.

    Bên cạnh đó, theo quy định tại Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP, học sinh thuộc các trường hợp sau đây sẽ được miễn học phí (áp dụng với học sinh học tập tại trường công lập):

    - Học sinh thuộc đối tượng theo quy định tại Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 đang theo học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

    - Học sinh bị khuyết tật.

    - Học sinh dưới 16 tuổi không có nguồn nuôi dưỡng.

    - Học sinh phổ thông học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc diện hộ nghèo

    - Học sinh phổ thông học tại cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông là con đẻ, con nuôi hợp pháp của hạ sĩ quan, binh sĩ tại ngũ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 27/2016/NĐ-CP.

    - Học sinh THCS ở thôn/bản đặc biệt khó khăn, xã khu vực 3 vùng dân tộc và miền núi, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo được miễn học phí từ năm học 2022 - 2023 (từ ngày 01/09/2022). Học sinh THCS còn lại miễn học phí từ năm học 2025 - 2026.

    - Học sinh hệ cử tuyển (kể cả học sinh cử tuyển học nghề nội trú với thời gian đào tạo từ 3 tháng trở lên) theo quy định của Chính phủ về chế độ cử tuyển vào các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp thuộc hệ thống giáo dục quốc dân.

    - Học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú, trường dự bị đại học, khoa dự bị đại học.

    - Học sinh học tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo.

    - Học sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.

    - Học sinh là người dân tộc thiểu số ít người bao gồm các dân tộc như sau: Cống, Mảng, Pu Péo, Si La, Cờ Lao, Bố Y, La Ha, Ngái, Chứt, Ơ Đu, Brâu, Rơ Măm, Lô Lô, Lự, Pà Thẻn, La Hủ

    Các khoản thu phí bắt buộc đầu năm của học sinh năm học 2023-2024 bao gồm những khoản nào? (Hình từ Internet)

    Kế hoạch thời gian năm học của địa phương được xây dựng trên nguyên tắc nào?

    Tại Điều 2 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về nguyên tắc xây dựng kế hoạch thời gian năm học của các địa phương được quy định như sau:

    * Kế hoạch thời gian năm học của địa phương phải bảo đảm số tuần thực học:

    - Đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).

    - Đối với giáo dục thường xuyên (thực hiện chương trình giáo dục trung học cơ sở và trung học phổ thông).

    - Đối với lớp 9 cấp trung học cơ sở và lớp 12 cấp trung học phổ thông có 32 tuần thực học (mỗi học kỳ có 16 tuần).

    - Đối với lớp 6, lớp 7, lớp 8 cấp trung học cơ sở và lớp 10, lớp 11 cấp trung học phổ thông có 35 tuần thực học (học kỳ I có 18 tuần, học kỳ II có 17 tuần).

    * Kế hoạch thời gian năm học phải phù hợp với đặc điểm, điều kiện thực tiễn của địa phương.

    * Các ngày nghỉ lễ, tết được thực hiện theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn hằng năm.

    * Thời gian nghỉ phép năm của giáo viên được thực hiện trong thời gian nghỉ hè hoặc có thể được bố trí xen kẽ vào thời gian khác trong năm để phù hợp với đặc điểm cụ thể và kế hoạch thời gian năm học của địa phương.

    * Kế hoạch thời gian năm học cần bảo đảm sự đồng bộ cho các cấp học trên một địa bàn dân cư, đặc biệt trong trường phổ thông có nhiều cấp học.

    Khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 được quy định như thế nào?

    Tại Điều 1 Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 như sau:

    Ban hành khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:
    1. Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.
    2. Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.
    3. Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.
    4. Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.
    5. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.
    6. Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    Theo đó, khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên áp dụng trong toàn quốc như sau:

    - Tựu trường sớm nhất trước 01 tuần so với ngày tổ chức khai giảng. Riêng đối với lớp 1, tựu trường sớm nhất trước 02 tuần so với ngày tổ chức khai giảng.

    - Tổ chức khai giảng vào ngày 05 tháng 9 năm 2023.

    - Kết thúc học kỳ I trước ngày 15 tháng 01 năm 2024, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày 25 tháng 5 năm 2024 và kết thúc năm học trước ngày 31 tháng 5 năm 2024.

    - Xét công nhận hoàn thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở trước ngày 30 tháng 6 năm 2024.

    - Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày 31 tháng 7 năm 2024.

    - Thi tốt nghiệp trung học phổ thông và các kỳ thi cấp quốc gia theo quy định và hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    757
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ