10:37 - 27/09/2024

Các dấu hiệu cơ bản của tội gây rối trật tự công cộng

Các dấu hiệu cơ bản của Tội gây rối trật tự công cộng được pháp luật quy định như thế nào?

Nội dung chính

    Tội gây rối trật tự công cộng có các dấu hiệu cơ bản sau đây:

    1. Các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm

    Chủ thể của tôi phạm này không phải là chủ thể đặc biệt, chỉ cần người có hành vi vi phạm quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm đến một độ tuổi nhất định và có năng lực trách nhiệm hình sự đều có thể là chủ thể của tội phạm này.

    Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự thì chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới là chủ thể của tội phạm này, vì tội phạm này không có trường hợp nào là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạ đặc biệt nghiêm trọng.

    Nếu hành vi gây rối trật tự công cộng chưa gây ra hậu quả nghiêm trọng thì người có hành vi chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người đó đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    2. Các dấu hiệu thuộc mặt khách thể của tội phạm

    Tội gây rối trật tự công cộng là tội xâm phạm đến an toàn công cộng, đến quy tắc, sinh hoạt, đi lại, làm việc, vui chơi… ở nơi công cộng.

    3. Các dấu hiệu thuộc về mặt khách quan của tội phạm

    a) Hành vi khách quan

    Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối bằng nhiều phương thức khác nhau như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các quán ăn, quán giải khát có đông người…

    Khi xác định hành vi gây rối trật tự cần phải phân biệt với hành vi tuy có gây rối trật tự công cộng nhưng đã cấu thành một tội phạm khác thì người có hành vi gây rối chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng mà họ đã thực hiện, mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trật tự công cộng. Ví dụ: hai tốp thanh niên đuổi đánh nhau trong đó có Trần Văn H; trong khi đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động đường phố thì Trần Văn H đã dung dao nhọn mang theo đâm chết Bùi Văn T là một trong số thanh niên tham gia đánh nhau. Mặc dù Trần Văn H có hành vi gây rối trật tự công cộng nhưng từ việc gây rối mà H đã thực hiện hành vi giết người và tội giết người là tội phạm nặng hơn tội gây rối trật tự công cộng nên H chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người.

    Nói chung, để có thể gây rối trật tự công cộng thì phải có nhiều người, nhưng không phải bao giờ trong vụ án gây rối trật tự công cộng cũng có nhiều người tham gia mà có thể chỉ có một đối tượng thực hiện. Ví dụ: Vũ Văn T là đối tượng đã có nhiều tiền án, tiền sự. Ngày 7/11/2005, T cùng bạn gái vào rạp xem phim; trong lúc đang chiếu phim thì T lấy thuốc lá ra hút, mọi người xung quanh yêu cầu T tắt thuốc lá nhưng T không những không nghe mà còn dở thói côn đồ, chửi bới, lăng mạ mọi người xung quanh, gây mất trật tự trong rạp. Buổi chiếu phim phải dừng lại để ổn định trật tự, đèn trong rạp bật sang, mọi người nhận ra T là tên lưu manh đã có nhiều tiền án, tiền sự. Anh Phạm Văn H là người cùng phố với T đã đến khuyên T không nên có thái độ càn quấy ở trong rạp, nhưng T không nghe mà còn chửi anh H rất thậm tệ, rồi túm cổ áo anh H định đánh thì những người làm nhiệm vụ bảo vệ trong rạp kịp thời tới can ngăn và đưa T ra khỏi rạp. Do hành vi gây mất trật tự của T nên buổi chiếu phim bị gián hơn 30 phút.

    Thực tiễn xét xử cho thấy, đối với hành vi gây rối trật tự công cộng thường là hành vi khởi đầu cho những hành vi phạm tội khác kế tiếp như: giết người, cố ý gây thương tích, chống người thi hành công vụ, hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản… Tuy nhiên, cũng có trường hợp từ hành vi phạm tội khác mà dẫn đến hành vi gây rối trật tự công cộng như: tổ chức đua xe trái phép, đua xe trái phép, đánh bạc, vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ… Những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gây rối trong các trường hợp này là người có liên quan đến hành vi phạm tội khác nhưng vì không đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm đó.

    b) Hậu quả

    Hậu quả của hành vi gây rối trật tự công cộng là thiệt hại vật chất và phi vật chất được xác định là nghiêm trọng cho xã hội.

    Hậu quả vừa là dấu hiệu bắt buộc, vừa là không phải dấu hiệu bắt buộc của tội phạm này.

    Là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội chưa bị xử phạt hành chính về hành vi gây rối trật tự công cộng hoặc chưa bị kết án về tội này hoặc tuy đã bị kết án về tội này nhưng đã được xóa án tích.

    Không phải là dấu hiệu bắt buộc nếu người phạm tội đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã được kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

    Theo hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao thì coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi gây rối trật tự công cộng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

    - Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ;

    - Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân;

     - Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên;

    - Gây cho người khác bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ 5 triệu đồng trở lên;

    - Gây cho nhiều người bị thương tích hoặc bị tổn hại sức khỏe với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật cảu tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm triệu đồng trở lên.

    Ngoài các hậu quả xảy ra về tính mạng, sức khỏe và tài sản được hướng dẫn trên đây, thực tiễn cho thấy có thể còn có hậu quả phi vật chất như có ảnh hưởng xấu đến việc thực hiện đường lối của Đảng, chính sách cảu Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, ngoại giao, đến trật tự, an toàn xã hội…Trong các trường hợp này phải tùy vào các trường hợp cụ thể để đánh giá mức độ của hậu quả do tội phạm gây ra có phài là nghiêm trọng hay không.

    Khi xác định hậu quả của hành vi phạm tội cần chú ý: có thể trong vụ án gây rối trật tự công cộng thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản đã là hậu quả cảu hành vi phạm tội khác và người phạm tội khác đó đã bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm khác nhưng vẫn được tính là hậu quả nghiêm trọng của hành vi gây rối để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi gây rối.

    Ví dụ: A, B, C và D vào quán của chị H uống bia hơi, trong khi uống bia A, B, C, D đã gây rối làm náo loạn quán bia. Trong lúc gây rối, A đã lấy cốc và vỏ chai bia ném người khác làm hư hỏng tài sản của chị H trị giá 12 triệu đồng, còn C đã dung dao đâm anh Q làm anh Q bị thương có tỷ lệ thương tật là 45%. Mặc dù trong vụ án này, A bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác và C bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích nhưng thiệt hại về sức khỏe của anh Q và thiệt hại về tài sản cảu chị H đề được tính để xác định hậu quả nghiêm trọng về hành vi gây rối của B và C

    c) Các dấu hiệu khách quan khác

    Ngoài hành vi, hậu quả do hành vi vi phạm gây ra, nhà làm luật không quy định dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu bắt buộc cảu cấu thành tội phạm này. Tuy nhiên, khi xác định hành vi phạm tội gây rối cần nghiên cứu các quy định của nhà nước về các quy tắc, trật tự ở nơi công cộng.

    4. Các dấu hiệu thuộc về mặt chủ quan của tội phạm

    Người phạm tội thực hiện hành vi gây rối trật tự công cộng là do cố ý.

    1029
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ