Các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong những trường hợp nào?
Nội dung chính
Các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong những trường hợp nào?
Tại Điều 4 Thông tư 01/2023/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/05/2023) quy định các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong những trường hợp như sau:
Hình thức lựa chọn nhà đầu tư
1. Các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi quốc tế khi đáp ứng quy định tại Điều 15 Luật Đấu thầu.
2. Các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong trường hợp:
a) Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
b) Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
c) Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Cơ quan có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng hoặc ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.
Như vậy, các công trình dịch vụ chuyên ngành giao thông đường bộ áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi trong nước trong những trường hợp sau:
+) Dự án thuộc ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật về đầu tư;
+) Dự án có từ hai nhà đầu tư trở lên đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm, trong đó không có nhà đầu tư nước ngoài tham gia đăng ký thực hiện dự án hoặc đáp ứng yêu cầu sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm theo quy địnhtại điểm a khoản 1 Điều 10 Thông tư này;
+) Dự án có yêu cầu về bảo đảm quốc phòng, an ninh do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề nghị của Cơ quan có thẩm quyền và ý kiến thống nhất của Bộ Quốc phòng đối với yêu cầu bảo đảm quốc phòng hoặc ý kiến thống nhất của Bộ Công an đối với yêu cầu bảo đảm an ninh.
(Hình từ Internet)
Căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo phương thức đấu thầu rộng rãi gồm những gì?
Theo khoản 1 Điều 18 Thông tư 01/2023/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/05/2023) quy định căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo phưong thức đấu thầu rộng rãi như sau:
Lập hồ sơ mời thầu
1. Căn cứ lập hồ sơ mời thầu
a) Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc Quyết định phê duyệt danh mục dự án (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư);
b) Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư;
c) Quy định hiện hành của pháp luật về chuyên ngành đường bộ, đất đai, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
2. Bên mời thầu tổ chức lập hồ sơ mời thầu trình Cơ quan quản lý đường bộ thẩm định và phê duyệt hồ sơ mời thầu. Trường hợp lựa chọn Nhà thầu tư vấn để thực hiện lập hồ sơ mời thầu phải đảm bảo cạnh tranh trong đấu thầu theo các quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 2 Nghị định số 25/2020/NĐ-CP ngày 28/02/2020 (được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 1 Điều 89 Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/03/2021).
3. Hồ sơ mời thầu được lập theo mẫu quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Hồ sơ mời thầu không được nêu bất cứ điều kiện nào nhằm hạn chế sự tham gia của nhà đầu tư hoặc nhằm tạo lợi thế cho một hoặc một số nhà đầu tư gây ra sự cạnh tranh không bình đẳng dẫn đến vi phạm các nguyên tắc đấu thầu.
Theo đó, căn cứ lập hồ sơ mời thầu theo phưong thức đấu thầu rộng rãi như sau:
+) Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư (đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư) hoặc Quyết định phê duyệt danh mục dự án (đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư);
+) Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà đầu tư;
+) Quy định hiện hành của pháp luật về chuyên ngành đường bộ, đất đai, đầu tư, xây dựng và quy định của pháp luật có liên quan.
Trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đấu thầu rộng rãi như thế nào?
Tại khoản 1 Điều 31 Thông tư 01/2023/TT-BGTVT (có hiệu lực từ ngày 01/05/2023) quy định như sau:
Việc trình, thẩm định và phê duyệt kết quả lựa chọn nhà đầu tư thực hiện như sau:
a) Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, Bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trong đó nêu rõ ý kiến của Bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia;
b) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được thẩm định theo quy định tại Điều 36 của Thông tư này trước khi phê duyệt;
c) Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được phê duyệt bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Căn cứ quy định trên, trình, thẩm định, phê duyệt và công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư theo phương thức đấu thầu rộng rãi được thực hiện như sau:
Bước 1: Trên cơ sở báo cáo kết quả đánh giá hồ sơ dự thầu, Bên mời thầu trình kết quả lựa chọn nhà đầu tư, trong đó nêu rõ ý kiến của Bên mời thầu về các nội dung đánh giá của tổ chuyên gia;
Bước 2: Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được thẩm định trước khi phê duyệt;
Bước 3: Kết quả lựa chọn nhà đầu tư phải được phê duyệt bằng văn bản, căn cứ vào tờ trình phê duyệt và báo cáo thẩm định kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Trân trọng!