14:21 - 08/01/2025

Bộ đề thi trắc nhiệm Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 2024? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?

Tham khảo bộ đề thi trắc nhiệm Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 năm nay? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?

Nội dung chính

    Bộ đề thi trắc nhiệm Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 2024?

    Dưới đây là bộ đề thi trắc nghiệm Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 mà các bạn có thể tham khảo:

    Bộ đề thi trắc nhiệm trạng nguyên Tiếng việt lớp 2

    Câu 1. Từ nào sau đây viết đúng chính tả?

    a. lịch xử

    b. xám sịt

    c. trắng sóa

    d. giọt sương

    Đáp án: giọt sương

    Câu 2. Đọc đoạn văn sau và cho biết "vầng trăng của ngoại" mà bạn My nhắc đến là gì?

    "Có đêm, My chợt tỉnh giấc, thấy một quầng sáng trên bàn. Mắt nhắm mắt mở, cô bé gọi:

    - Ngoại ơi, trăng này!

    Ông ngoại dịu dàng:

    - Ngủ đi con! Đèn bàn của ông đấy mà.

    My tỉnh hẳn. Cô bé nhìn chiếc đèn được che cẩn thận. Hóa ra ông đang khâu lại cái quần của cu Bin bị rách. Cô bé mỉm cười:

    - Ngoại ơi, hoá ra đấy là vầng trăng của ngoại!"

    (Lê Thanh Nga)

    a. ngôi sao

    b. đèn bàn

    c. đom đóm

    d. bếp lửa

    Đáp án: đèn bàn

    Câu 3. Câu nào dưới đây là câu nêu đặc điểm?

    a. Chúng em giúp đỡ nhau cùng học hành.

    b. Các bạn học sinh bàn luận về chuyến đi chơi.

    c. Không khí của buổi chào cờ rất trang nghiêm.

    d. Bạn học sinh đang trả lời cô giáo.

    Đáp án: Không khí của buổi chào cờ rất trang nghiêm.

    Câu 4. Giải câu đố sau:

    Ai người chẳng ngại nắng mưa

    Đi khắp mọi chốn để đưa thư về?

    a. bảo vệ

    b. thợ may

    c. bưu tá

    d. công nhân

    Đáp án: bưu tá

    Câu 5. Câu nào dưới đây là câu nêu hoạt động?

    a. Mẹ em hái trái cây trong vườn.

    b. Trong vườn, hoa cúc vàng tươi.

    c. Mẹ em là nông dân.

    d. Sân vận động đông vui, náo nhiệt.

    Đáp án: Mẹ em hái trái cây trong vườn.

    Câu 6. Câu nào dưới đây là câu giới thiệu?

    a. Hoa Lư là cố đô của Việt Nam.

    b. Em đang đi tham quan cố đô Hoa Lư.

    c. Khu vui chơi rất náo nhiệt.

    d. Bé rất háo hức khi được đi biển chơi.

    Đáp án: Hoa Lư là cố đô của Việt Nam.

    Câu 7. Câu tục ngữ nào dưới đây nói về lòng kiên trì, quyết tâm của con người?

    a. Một giọt máu đào hơn ao nước lã.

    b. Lá lành đùm lá rách.

    c. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

    d. Có công mài sắt có ngày nên kim.

    Đáp án: Có công mài sắt có ngày nên kim.

    Câu 8. Từ nào dưới đây là từ chỉ hoạt động?

    a. môn học

    b. chuyên cần

    c. nghiêm túc

    d. luyện tập

    Đáp án: luyện tập

    Câu 9. Từ nào dưới đây là từ chỉ sự vật?

    a. đồng hồ

    b. chinh phục

    c. thán phục

    d. thuyết phục

    Đáp án: đồng hồ

    Câu 10. Câu nào dưới đây sử dụng sai dấu chấm hỏi?

    a. Lớp bạn có bao nhiêu học sinh?

    b. Ông mua cho em bao nhiêu là đồ chơi?

    c. Chú gấu bông của bạn có xinh không?

    d. Con có muốn về quê thăm ông bà không?

    Đáp án: Ông mua cho em bao nhiêu là đồ chơi?

    Câu 11. Tên riêng nào dưới đây viết đúng?

    a. Hồng Hạnh

    b. thanh nga

    c. Linh chi

    d. Khôi nguyên

    Đáp án: Hồng Hạnh

    Câu 12. Từ nào dưới đây là từ chỉ hoạt động?

    a. bài tập

    b. chăm chỉ

    c. học kì

    d. ôn tập

    Đáp án: ôn tập

    Câu 13. Từ nào dưới đây có nghĩa giống với từ "thành phố"?

    a. miền núi

    b. thành thị

    c. nông thôn

    d. làng quê

    Đáp án: thành thị

    Câu 14. Đáp án nào dưới đây gồm tên của các bạn học sinh đã được sắp xếp đúng theo thứ tự trong bảng chữ cái?

    a. Tùng, Sơn, Phong, Quân

    b. Ánh, Cường, Đào, Vũ

    c. Hoàng, Bình, Nam, Minh

    d. Ngọc, Quỳnh, Chi, Vân

    Đáp án: Ánh, Cường, Đào, Vũ

    Câu 15. Giải câu đố sau:

    Con gì hai mắt trong veo

    Hay rình bắt chuột, leo trèo rất nhanh?

    a. con chó

    b. con khỉ

    c. con mèo

    d. con rắn

    Đáp án: con mèo

    Câu 16. Đọc đoạn thơ sau và cho biết trong đêm hè oi bức, mẹ đã làm gì để con ngủ ngon?

    "Lặng rồi cả tiếng con ve

    Con ve cũng mệt vì hè nắng oi

    Nhà em vẫn tiếng ạ ời

    Kẽo cà tiếng võng mẹ ngồi mẹ ru."

    (Trần Quốc Minh)

    a. Mẹ đọc thơ cho con ngủ.

    b. Mẹ hát ru cho con ngủ.

    c. Mẹ đọc truyện cho con ngủ.

    d. Mẹ đọc vè cho con ngủ.

    Đáp án: Mẹ hát ru cho con ngủ.

    Câu 17. Câu nào dưới đây sử dụng sai dấu chấm than?

    a. Bầu trời ở đây đẹp quá!

    b. Chú mèo có bộ lông đẹp quá!

    c. Bánh mẹ làm mới ngon làm sao!

    d. Chúng em đang thả diều trên đê!

    Đáp án: Chúng em đang thả diều trên đê!

    Câu 18. Từ nào dưới đây là từ chỉ đặc điểm?

    a. thanh long

    b. thanh toán

    c. thanh bình

    d. thanh âm

    Đáp án: thanh bình, thanh âm

    câu 19. Câu nào dưới đây sử dụng sai dấu chấm?

    a. Các bạn nam đang chơi đá bóng.

    b. Nam rủ em đi chơi.

    c. Chúng ta đi chơi ở chỗ nào.

    d. Em và bạn thân đi công viên.

    Đáp án: Chúng ta đi chơi ở chỗ nào.

    Câu 20. Câu nào dưới đây là câu nêu hoạt động?

    a. Anh của em là cầu thủ.

    b. Chú em là người hâm mộ bóng đá.

    c. Trận đấu rất căng thẳng và kịch tính.

    d. Khán giả đang cổ vũ cho các cầu thủ trên sân.

    Đáp án: Khán giả đang cổ vũ cho các cầu thủ trên sân.

    Lưu ý: Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

    Bộ đề thi trắc nhiệm Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 2024? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì? (Hình từ Internet)

    Bộ đề thi trắc nhiệm Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 2 2024? Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì? (Hình từ Internet)

    Mục tiêu giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?

    Theo tiểu mục 2 Mục 3 Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì mục tiêu giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 như sau:

    - Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh.

    - Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.

    Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.

    Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 là gì?

    Căn cứ tại tiết 2.1 tiểu mục 2 Mục 4 Chương trình giáo dục phổ thông môn ngữ văn ban hành kèm theo Thông tư 32/2018/TT-BGDĐT thì yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù trong giảng dạy môn tiếng Việt lớp 2 như sau:

    * Năng lực ngôn ngữ

    - Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc.

    - Yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu, chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản.

    - Viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn.

    - Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh.

    Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ,...; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài).

    - Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản.

    - Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe.

    * Năng lực văn học

    - Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá). Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói.

    - Nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ.

    22