09:50 - 18/12/2024

Bấm còi xe được quy định như thế nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024? Nhường đường tại nơi đường giao nhau ra sao?

Bấm còi xe được quy định như thế nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024? Nhường đường tại nơi đường giao nhau ra sao?

Nội dung chính

    Bấm còi xe được quy định như thế nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024?

    Căn cứ theo Điều 21 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về sử dụng tín hiệu còi (bấm còi xe) như sau:

    Sử dụng tín hiệu còi
    1. Chỉ được sử dụng tín hiệu còi của phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong các trường hợp sau đây:
    a) Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;
    b) Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.
    2. Không sử dụng còi liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.

    Theo đó, chỉ được bấm còi xe trong các trường hợp sau đây:

    - Báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ khi xuất hiện tình huống có thể mất an toàn giao thông;

    - Báo hiệu chuẩn bị vượt xe.

    * Không sử dụng bấm còi xe liên tục; không sử dụng còi có âm lượng không đúng quy định; không sử dụng còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau trong khu đông dân cư, khu vực cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, trừ xe ưu tiên.

    Bấm còi xe được quy định như thế nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024? Nhường đường tại nơi đường giao nhau ra sao?

    Bấm còi xe được quy định như thế nào theo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024? Nhường đường tại nơi đường giao nhau ra sao? (Hình từ Internet)

    Nhường đường tại nơi đường giao nhau được quy định như thế nào?

    Căn cứ theo Điều 22 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau như sau:

    Nhường đường tại nơi đường giao nhau
    Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
    1. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên với đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh với đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới;
    2. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
    3. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

    Như vậy, theo quy định thì khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ phải quan sát, giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:

    - Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên với đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh với đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới;

    - Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;

    - Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên trái.

    Khi tham gia giao thông đường bộ thực hiện hiệu lệnh của người điều khiển giao thông như thế nào?

    Căn cứ theo khoản 3 Điều 11 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định như sau:

    Chấp hành báo hiệu đường bộ
    ...
    3. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như sau:
    a) Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;
    b) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;
    c) Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại; người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải; người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng; người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.
    ...

    Theo đó, khi tham gia giao thông đường bộ thì thực hiên hiệu lệnh của người điều khiển giao thông được quy định như sau:

    (1) Tay bên phải giơ thẳng đứng để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở tất cả các hướng phải dừng lại;

    (2) Hai tay hoặc một tay dang ngang để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước và ở phía sau người điều khiển giao thông phải dừng lại;

    Người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên phải và bên trái người điều khiển giao thông được đi;

    (3) Tay bên phải giơ về phía trước để báo hiệu cho người tham gia giao thông đường bộ ở phía sau và bên phải người điều khiển giao thông phải dừng lại;

    Người tham gia giao thông đường bộ ở phía trước người điều khiển giao thông được rẽ phải;

    Người tham gia giao thông đường bộ ở phía bên trái người điều khiển giao thông được đi tất cả các hướng;

    Người đi bộ qua đường phải đi sau lưng người điều khiển giao thông.

    Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2025, khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.

    253
    Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ