Thứ 4, Ngày 06/11/2024
14:14 - 27/09/2024

04 trường hợp được làm công chức cấp xã không qua thi tuyển? (Đề xuất)

Xin hỏi trường hợp nào được làm công chức cấp xã không qua thi tuyển?

Nội dung chính

    04 trường hợp được làm công chức cấp xã không qua thi tuyển? (Đề xuất)

    Căn cứ Điều 14 Dự thảo Nghị định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố về việc tiếp nhận vào làm công chức cấp xã không qua thi tuyển có quy định như sau:

    Tiếp nhận vào làm công chức cấp xã không qua thi tuyển

    1. Đối tượng tiếp nhận

    a) Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

    b) Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

    c) Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ trường hợp vi phạm kỷ luật thôi giữ chức vụ) và người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác;

    d) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tiếp nhận vào làm công chức hoặc điều động sang đơn vị hành chính cấp xã khác trong cùng cấp huyện (nếu còn vị trí chức danh công chức và đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định tại Nghị định này); trường hợp không còn vị trí chức danh công chức cấp xã thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

    2. Tiêu chuẩn, điều kiện tiếp nhận; hồ sơ của người được đề nghị tiếp nhận và Hội đồng kiểm tra, sát hạch khi tiếp nhận vào làm công chức cấp xã được áp dụng quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 18 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP.

    Theo đó, những đối tượng được tiếp nhận vào làm công chức cấp xã không qua thi tuyển bao gồm:

    - Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

    - Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

    - Người thôi giữ chức vụ cán bộ ở cấp xã (trừ trường hợp vi phạm kỷ luật thôi giữ chức vụ) và người đã từng là cán bộ, công chức (bao gồm cả cán bộ, công chức cấp xã) sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác;

    - Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, tiếp nhận vào làm công chức hoặc điều động sang đơn vị hành chính cấp xã khác trong cùng cấp huyện (nếu còn vị trí chức danh công chức và đáp ứng đủ điều kiện, tiêu chuẩn); trường hợp không còn vị trí chức danh công chức cấp xã thì giải quyết chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

    (Hình từ Internet)

    Tuyển dụng công chức cấp xã dựa trên căn cứ nào?

    Theo Điều 3 Nghị định 138/2020/NĐ-CP về căn cứ tuyển dụng công chức cấp xã có quy định như sau:

    - Việc tuyển dụng công chức phải căn cứ vào yêu cầu nhiệm vụ, vị trí việc làm và chỉ tiêu biên chế.

    - Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng công chức xây dựng kế hoạch tuyển dụng, báo cáo cơ quan quản lý công chức phê duyệt để làm căn cứ tuyển dụng trước mỗi kỳ tuyển dụng. Nội dung kế hoạch tuyển dụ ng bao gồm:

    + Số lượng biên chế công chức được cấp có thẩm quyền giao và số lượng biên chế chưa sử dụng của cơ quan sử dụng công chức;

    + Số lượng biên chế cần tuyển ở từng vị trí việc làm;

    + Số lượng vị trí việc làm cần tuyển đối với người dân tộc thiểu số (nếu có), trong đó xác định rõ chỉ tiêu, cơ cấu dân tộc cần tuyển;

    + Số lượng vị trí việc làm thực hiện xét tuyển (nếu có) đối với từng nhóm đối tượng: Người cam kết tình nguyện làm việc từ 05 năm trở lên ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; người học theo chế độ cử tuyển theo quy định của Luật Giáo dục, sau khi tốt nghiệp về công tác tại địa phương nơi cử đi học; sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng;

    + Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển ở từng vị trí việc làm;

    + Hình thức và nội dung thi tuyển hoặc xét tuyển;

    + Các nội dung khác (nếu có).

    - Kế hoạch tuyển dụng khi xét tuyển đối với nhóm đối tượng là sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, nhà khoa học trẻ tài năng thực hiện theo quy định của Chính phủ về chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ.

    Trong thời gian sắp tới, tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã được quy định như thế nào?

    Tại Điều 10 Dự thảo Nghị định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố về tiêu chuẩn cụ thể đối với công chức cấp xã có quy định như sau:

    - Tiêu chuẩn cụ thể của công chức Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về Quân sự.

    - Tiêu chuẩn cụ thể của công chức Văn phòng - thống kê; Địa chính - xây dựng - đô thị và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và môi trường (đối với xã); Tài chính - kế toán; Tư pháp - hộ tịch; Văn hóa - xã hội như sau:

    + Độ tuổi: Đủ 18 tuổi trở lên;

    + Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;

    + Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên.

    Trường hợp Luật có quy định về trình độ chuyên môn nghiệp vụ khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của Luật đó.

    - Căn cứ tiêu chuẩn của công chức cấp xã quy định tại khoản 2 Điều này và điều kiện thực tế của địa phương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định:

    + Tiêu chuẩn cụ thể về trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với công chức làm việc tại địa bàn cấp xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;

    + Ngành đào tạo theo yêu cầu nhiệm vụ của từng chức danh công chức cấp xã;

    + Xây dựng kế hoạch tạo nguồn, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng đối với từng chức danh công chức cấp xã về quản lý nhà nước, lý luận chính trị; ngoại ngữ, tin học, tiếng dân tộc thiểu số (đối với địa bàn công tác phải sử dụng tiếng dân tộc thiểu số trong hoạt động công vụ), thực hiện các chế độ chính sách và tinh giản biên chế.

    Trân trọng!