Hướng dẫn lựa chọn máy hút ẩm tiết kiệm điện, an toàn cho gia đình

Máy hút ẩm giúp giảm độ ẩm dư thừa, loại bỏ vi khuẩn trong không khí và bảo vệ ngôi nhà khỏi ẩm mốc. Dưới đây hướng dẫn lựa chọn máy hút ẩm tiết kiệm điện, an toàn cho gia đình.

Nội dung chính

    Hướng dẫn lựa chọn máy hút ẩm tiết kiệm điện, an toàn cho gia đình

    Máy hút ẩm giúp giảm độ ẩm dư thừa, loại bỏ vi khuẩn trong không khí và bảo vệ ngôi nhà khỏi ẩm mốc. Với công suất tiêu thụ điện phổ biến trong khoảng từ 200 W - 1.000 W, nếu sử dụng không đúng cách, máy hút ẩm sẽ là một trong những thiết bị tiêu thụ nhiều điện.

    * Hướng dẫn lựa chọn máy hút ẩm tiết kiệm điện có thể tham khảo:

    Khi chọn mua máy lọc không khí, cần dựa vào lưu lượng gió phù hợp với diện tích sử dụng:

    Diện tích

    Công suất phù hợp

    Trên 30 m²

    600 - 1000 W (5 - 15 lít/ngày)

    Dưới 30 m²

    210 - 500 W (10 - 15 lít/ngày)

    Chú ý đến độ ồn của máy. Ví dụ, với phòng khách và phòng ngủ trong gia đình, nên chọn máy có độ ồn tối đa 30 dB - 50 dB, và nên chọn máy có độ ồn thấp để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc sinh hoạt trong gia đình;

    Nên chọn máy có bình chứa nước từ 1,5 lít - 6 lít tuỳ thuộc vào công suất và diện tích của phòng. Máy có dung tích bình chứa lớn sẽ hạn chế số lần đổ nước. Tuy nhiên, nếu phòng nhỏ, có thể chọn máy có bình chứa nhỏ để tiết kiệm diện tích;

    Cân nhắc các tính năng đi kèm khác của máy như hút ẩm tự động hoặc liên tục, thổi khí, sấy quần áo, hẹn giờ, diệt khuẩn và khử mùi bằng ion...; màn hình LCD hoặc đèn báo giúp theo dõi mức độ ẩm trong phòng và điều chỉnh chế độ hoạt động của máy phù hợp;

    Chọn mua máy hút ẩm sử dụng công nghệ tiết kiệm điện inverter.

    Hướng dẫn lựa chọn máy hút ẩm tiết kiệm điện, an toàn cho gia đình

    Hướng dẫn lựa chọn máy hút ẩm tiết kiệm điện, an toàn cho gia đình (Hình từ Internet)

    Mẹo sử dụng máy hút ẩm tiết kiệm điện cho gia đình

    Dưới đây là một số mẹo sử dụng máy hút ẩm tiết kiệm điện có thể tham khảo:

    (1) Đặt máy ở nơi khô thoáng

    Đặt máy nơi khô thoáng để máy có đủ không gian hút ẩm hiệu quả. Thông thường, máy cách tường 10 cm - 15 cm, cách mặt đất 1m để tránh rò điện, không khí được hút và tản ra mọi ngóc ngách trong phòng.

    Tránh đặt máy gần các nguồn nhiệt (như lò sưởi, bếp) hoặc ánh sáng mặt trời trực tiếp để tránh làm giảm hiệu quả của máy hoặc ảnh hưởng đến tuổi thọ của thiết bị;

    (2) Thường xuyên kiểm tra các bộ phận của máy

    Hãy kiểm tra các bộ phận của máy (như bộ lọc, bình chứa nước, ống thoát nước) để đảm bảo chúng không bị tắc nghẽn hoặc hỏng hóc, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động;

    Không để bộ phận thổi và hút không khí của máy bị bịt kín. Khi sử dụng lần đầu, cần cài đặt máy hoạt động với độ ẩm thấp nhất (khoảng 25% - 40%). Sau khi máy hoạt động ổn định, tăng dần độ ẩm theo yêu cầu sử dụng:

    + Với phòng ngủ: Cài đặt máy hoạt động với độ ẩm 55% - 60% để không bị khô.

    + Với phòng sử dụng nhiều thiết bị điện tử, đồ gỗ, giấy… các thiết bị nhạy cảm với độ ẩm hoặc có khả năng hút ẩm cao, nên để máy hoạt động với độ ẩm 45% - 50%.

    (3) Cắm điện liên tục

    Nên cắm điện liên tục, máy sẽ chạy ít hơn và có thời gian nghỉ nhiều hơn do máy có chế độ tự động đóng - ngắt thông qua cảm biến nhiệt độ. Điều này vừa giúp tiết kiệm điện năng, vừa giúp tuổi thọ máy cao hơn;

    (4) Hạn chế mở cửa phòng và bật quạt khi sử dụng

    Hạn chế vừa sử dụng máy hút ẩm vừa mở cửa phòng và bật quạt, làm độ ẩm trong không khí cao hơn, gây tốn điện. Vệ sinh máy 1 - 2 lần/tuần, đổ nước trong bình chứa để kéo dài thời gian sử dụng

    Quyền của người tiêu dùng khi mua máy hút ẩm như thế nào?

    Căn cứ tại Điều 4 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định quyền của người tiêu dùng khi mua máy rửa bát như sau:

    - Được bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, bảo vệ thông tin, quyền, lợi ích hợp pháp khác khi tham gia giao dịch, sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ do tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp.

    - Được cung cấp hóa đơn, chứng từ, tài liệu liên quan đến giao dịch; thông tin kịp thời, chính xác, đầy đủ về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, nội dung giao dịch, nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ và về tổ chức, cá nhân kinh doanh.

    - Lựa chọn sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân kinh doanh theo nhu cầu, điều kiện thực tế của mình; quyết định tham gia hoặc không tham gia giao dịch; thỏa thuận các nội dung giao dịch với tổ chức, cá nhân kinh doanh; được cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đúng với nội dung đã giao kết.

    - Góp ý với tổ chức, cá nhân kinh doanh về giá, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, phong cách phục vụ, phương thức giao dịch và nội dung liên quan đến giao dịch giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh.

    - Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh bồi thường thiệt hại khi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ không phù hợp tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, không bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng, giá, nội dung khác theo quy định của pháp luật hoặc không đúng với đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết của tổ chức, cá nhân kinh doanh.

    - Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

    - Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hoặc đề nghị tổ chức xã hội khởi kiện để bảo vệ quyền lợi của mình theo quy định Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Được tư vấn, hỗ trợ, hướng dẫn về kiến thức và kỹ năng tiêu dùng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

    - Được tạo điều kiện lựa chọn môi trường tiêu dùng lành mạnh và bền vững.

    - Được bảo vệ khi sử dụng dịch vụ công theo quy định Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

    - Quyền khác theo quy định của pháp luật.

    saved-content
    unsaved-content
    170