Phương án xây cầu Cát Lái nối Đồng Nai với TP HCM như thế nào?
Nội dung chính
Phương án xây cầu Cát Lái nối Đồng Nai với TP HCM như thế nào?
Vừa qua, TP HCM và Đồng Nai đã xác định được vị trí xây dựng cầu Cát Lái nối huyện Nhơn Trạch Đồng Nai với Thủ Đức, TP HCM.
Theo đó, điểm đầu cầu sẽ nằm trên đường Nguyễn Thị Định, cách nút giao Mỹ Thủy khoảng 400 mét và điểm cuối kết nối với cao tốc Bến Lức - Long Thành tạo điều kiện thuận lợi cho lưu thông giữa các vùng kinh tế trọng điểm.
Dự kiến tổng chiều dài tuyến đường và cầu khoảng 11,37 km, trong đó riêng phần cầu dài hơn 3 km được thiết kế với vận tốc 80 km/h, rộng 33,5 m gồm 8 làn xe. Cầu có độ tĩnh không cao hơn 55 m, bảo đảm cho tàu thuyền lưu thông phía dưới.
Dự án sẽ được triển khai theo hình thức PPP, hợp đồng BOT với tổng kinh phí xây dựng khoảng hơn 9.000 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách nhà nước sẽ tham gia khoảng 4.427 tỷ đồng (chiếm 49%), phần còn lại gần 4.607 tỷ đồng (chiếm 51%) do nhà đầu tư huy động.
Bên cạnh đó, phần giải phóng mặt bằng và xây dựng tuyến đường nối từ sau trạm thu phí cầu đến cuối tuyến có tổng kinh phí hơn 10.357 tỷ đồng do nhà nước đầu tư. Cụ thể, TP HCM sẽ chi khoảng 3.611 tỷ đồng, Đồng Nai chi hơn 2.967 tỷ đồng cho giải phóng mặt bằng, phần còn lại 3.779 tỷ đồng để xây dựng tuyến đường nối.
Việc xây dựng cầu Cát Lái được kỳ vọng sẽ giải tỏa áp lực giao thông, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội giữa TP HCM và Đồng Nai.
Phương án xây cầu Cát Lái nối Đồng Nai với TP HCM như thế nào? (Hình từ internet)
Hình thức PPP được thực hiện trong dự án xây cầu Cát Lái nối Đồng Nai với TP HCM là gì?
Dự án xây cầu Cát Lái nối Đồng Nai TP HCM) sẽ được triển khai theo hình thức đối tác công tư (PPP), cụ thể là hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao).
Đây là một trong những hình thức đầu tư được áp dụng phổ biến hiện nay nhằm thu hút nguồn vốn tư nhân tham gia phát triển hạ tầng.
Theo khoản 10 Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, hình thức PPP được định nghĩa như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
[...]
10. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua
Trong mô hình này, Nhà nước đặt ra tiêu chuẩn dịch vụ còn khu vực tư nhân đảm nhận cung cấp và vận hành dự án.
Ở Việt Nam, khái niệm đã được giới thiệu từ năm 1997 qua các hình thức như BOT, BT, BTO và được hoàn thiện qua Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư năm 2020.
Việc áp dụng PPP trong dự án cầu Cát Lái nối Đồng Nai với TP HCM có thể giúp giảm rủi ro, huy động nguồn vốn lớn và nâng cao hiệu quả đầu tư công trong lĩnh vực giao thông.
Các dự án hạ tầng có tác động đến giá đất tỉnh Đồng Nai không?
Đồng Nai đang trở thành tâm điểm thu hút đầu tư bất động sản tại khu vực phía Nam nhờ vào hàng loạt dự án hạ tầng giao thông trọng điểm. Trong số đó, phương án xây cầu Cát Lái nối Đòng Nai với TP HCM.
Bên cạnh đó, các dự án như sân bay quốc tế Long Thành, cao tốc Long Thành - Dầu Giây, đường Vành đai 3… cũng góp phần tạo ra làn sóng tăng giá đất tại các địa phương như Long Thành, Nhơn Trạch và Biên Hòa.
Với mức tăng trưởng trung bình 10-15%/năm ở những khu vực trọng điểm, giá đất tại Đồng Nai vẫn được đánh giá là một cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong ngắn hạn lẫn dài hạn.
Theo Quyết định 49/2019/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 được sửa đổi bởi Quyết định 56/2022/QĐ-UBND ngày 19/12/2022, giá đất tại Đồng Nai dao động từ 30.000 đồng/m² đến 40.000.000 đồng/m² với mức trung bình là 2.383.486 đồng/m².
Giá đất cao nhất sẽ nằm ở khu vực trung tâm, gần các trục đường lớn và các khu công nghiệp trọng điểm.
Tra cứu bảng giá đất tỉnh Đồng Nai: TẠI ĐÂY |