18:33 - 02/04/2025

Dự kiến sáp nhập 63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh là những tỉnh nào có thể trong danh sách sáp nhập?

Dự kiến sáp nhập 63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh là những tỉnh nào có thể trong danh sách sáp nhập? Việc sáp nhập tỉnh ảnh hưởng như thế nào bất đến động sản tại Đồng Nai

Nội dung chính

Dự kiến sáp nhập 63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh là những tỉnh nào có thể trong danh sách sáp nhập?

Dựa theo nội dung tại cuộc gặp mặt các cán bộ lão thành, người có công với cách mạng, người có công, gia đình chính sách tiêu biểu khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Tổng Bí thư đã nêu ra một số ý kiến về  sắp xếp lại các đơn vị hành chính nhằm tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước. Cụ thể như sau:

Bộ Chính trị đang xây dựng nội dung để trình Trung ương "Đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã"; "Đề án sắp xếp lại các tổ chức chính trị-xã hội, các hội quần chúng được Đảng- Nhà nước giao nhiệm vụ về trực thuộc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam"; "Chủ trương sửa đổi Hiến pháp 2013"... và sau đó là xin ý kiến nhân dân. 

Các nội dung trên nhằm mục đích tổ chức lại không gian phát triển kinh tế-xã hội để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng với tầm nhìn đến năm 2045-2050 và xa hơn nữa. 

Theo Tổng Bí thư, dự kiến cơ cấu lại bộ máy tổ chức hành chính 3 cấp gồm: cấp trung ương, cấp tỉnh, thành phố và cấp xã, phường.

Theo dự kiến, tính toán ban đầu sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay; không tổ chức hoạt động hành chính cấp huyện; và tổ chức khoảng 5.000 đơn vị hành chính cấp xã, phường.

Theo đó, Bộ Nội vụ ban hành Tờ trình 624/TTr-BNV về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính.

Nội dung cụ thể trong tờ trình quy định về không thực hiện sắp xếp đối với ĐVHC có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi hoặc ĐVHC có vị trí đặc biệt quan trọng, ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.

- Trên cơ sở các tiêu chí quy định tại Điều 1 dự thảo Nghị quyết, có 52 ĐVHC cấp tỉnh thực hiện sắp xếp; 11 ĐVHC cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp. Đối với cấp xã, cả nước có khoảng 9.996/10.035 ĐVHC cấp xã thuộc diện sắp xếp.

Dưới đây là danh sách dự kiến sáp nhập 63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh:

+ 52 đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp gồm: 04 thành phố: Hải Phòng, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Cần Thơ và 48 tỉnh Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Hải Dương, Nam Định, Ninh Bình, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Hoà Bình, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Ninh Thuận, Quảng Trị, Phú Yên, Quảng Bình, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Nông, Tây Ninh, Bình Dương, Bình Thuận, Bình Phước, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bến Tre, Bạc Liêu, Vĩnh Long, Hậu Giang, Trà Vinh, Tiền Giang, Sóc Trăng, Đồng Tháp, An Giang, Long An và Cà Mau. Quảng Nam, Bình Định, Đắk Lắk, Đồng Nai, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng, Kiên Giang.

+ 11 đơn vị hành chính cấp tỉnh không thực hiện sắp xếp gồm: Thành phố Hà Nội, thành phố Huế, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh.

Xem chi tiết toàn văn Tờ trình 624/TTr-BNV năm 2025: TẠI ĐÂY

Lưu ý: Thông tin sáp nhập 63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh thành trên chỉ mới là dự kiến, việc sáp nhập 63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh là những tỉnh nào thì cần phải đợi thông báo, văn bản chính thức của cơ quan nhà nước để biết chính xác.

Dự kiến sáp nhập 63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh là những tỉnh nào có thể trong danh sách sáp nhập?

Dự kiến sáp nhập 63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh là những tỉnh nào có thể trong danh sách sáp nhập? (Hình từ Internet)

Đề xuất tiêu chí xác định đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp

Căn cứ tại Điều 1 dự thảo Nghị quyết đề xuất đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp như sau: 

(1) Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết này là việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo định hướng phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của các địa phương

(2) Tiêu chí xác định đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp gồm:

- Tiêu chỉ về Diện tích tự nhiên và Quy mô dân số: Thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15.

- Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc: Đơn vị hành chính cấp tinh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc tương đồng, bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương.

- Tiêu chí về địa kinh tế: Đơn vị hành chính cấp tinh có vị trí địa lý liền kẻ, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của đơn vị hành chính sau sắp xếp.

- Tiêu chí về địa chính trị: Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.

- Tiêu chí về quốc phòng, an ninh: Việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.

Việc sáp nhập tỉnh ảnh hưởng như thế nào bất đến bất động sản tại Đồng Nai

Thông tin về việc sáp nhập tỉnh, đặc biệt liên quan đến Đồng Nai, đã tạo ra những chuyển động rõ rệt trên thị trường bất động sản trong thời gian gần đây. Những khu vực từng yên ắng, như huyện Nhơn Trạch, bất ngờ trở thành tâm điểm quan tâm của giới đầu tư.

Ngay sau khi thông tin sáp nhập được đề xuất, lượng tìm kiếm và quan tâm đến bất động sản tại một số khu vực ở Đồng Nai đã tăng mạnh. Mức độ quan tâm tăng tới hơn 40% so với thời điểm trước, tập trung chủ yếu vào các khu vực được cho là có khả năng được hưởng lợi từ việc thay đổi địa giới hành chính và chính sách phát triển vùng.

Giá đất tại một số nơi như Nhơn Trạch cũng ghi nhận mức tăng 20–30% trong thời gian ngắn, tiệm cận mức đỉnh của giai đoạn “sốt đất” năm 2022. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này được cho là chịu tác động lớn từ yếu tố tâm lý, với kỳ vọng rằng việc sáp nhập sẽ kéo theo đầu tư hạ tầng, nâng tầm phát triển và gia tăng giá trị đất đai.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng hiện tượng tăng giá phần lớn là mang tính đầu cơ. Thực tế cho thấy, nếu không đi kèm với những thay đổi rõ ràng về mặt hạ tầng, kết nối giao thông, kinh tế - xã hội, thì đợt tăng giá này khó có thể duy trì bền vững. Trên thị trường cũng đã xuất hiện tình trạng "thổi giá", khiến nhiều người mua có nguy cơ bị cuốn vào các giao dịch thiếu cơ sở thực tiễn

Ngoài ra, yếu tố pháp lý cũng cần được quan tâm. Những thay đổi về quy hoạch, ranh giới hành chính và quy định cấp phép có thể ảnh hưởng đến quyền lợi của người mua trong tương lai. Việc sáp nhập, nếu có, cũng sẽ cần một khoảng thời gian dài để triển khai đồng bộ, nên các tác động đến bất động sản sẽ diễn ra theo từng giai đoạn, chứ không đến ngay lập tức như nhiều người kỳ vọng.

Như vậy, việc sáp nhập tỉnh – nếu trở thành hiện thực – có thể mở ra những cơ hội mới cho bất động sản Đồng Nai. Tuy nhiên, việc đầu tư cần dựa trên phân tích thực tế và dài hạn, tránh bị cuốn theo hiệu ứng đám đông do tin đồn hoặc kỳ vọng ngắn hạn.

Nguyễn Thị Thương Huyền
Từ khóa
63 tỉnh thành thành còn 34 tỉnh Dự kiến sáp nhập 63 tỉnh thành Danh sách sáp nhập Danh sách dự kiến sáp nhập 63 tỉnh Tiêu chí xác định đơn vị hành chính cấp tỉnh Sáp nhập tỉnh Bất động sản tại Đồng Nai 34 tỉnh
76