Toàn văn Nghị định 69/2025/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
Mua bán nhà đất tại Hồ Chí Minh
Nội dung chính
Toàn văn Nghị định 69/2025/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam
Ngày 18/03/2025, Chính phủ ban hành Nghị định 69/2025/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 01/2014/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2014 về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Căn cứ tại Điều 1 Nghị định số 01/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Nghị định 69/2025/NĐ-CP quy định
(1) Nghị định 01/2014/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục mua cổ phần, tổng mức sở hữu cổ phần tối đa của các nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài, tỷ lệ sở hữu cổ phần tối đa của một nhà đầu tư nước ngoài và người có liên quan của nhà đầu tư đó tại một tổ chức tín dụng Việt Nam; điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
(2) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài thuộc trường hợp phải đáp ứng điều kiện và thực hiện thủ tục đầu tư theo quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư, góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật thì phải tuân thủ các quy định đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Nghị định này khi mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam.
Như vậy, Nghị định 69/2025/NĐ-CP đã bổ sung thêm khoản 2 tại Nghị định số 01/2014/NĐ-CP.
*Lưu ý: Nghị định 69/2025/NĐ-CP chính thức có hiệu lực kể từ ngày 19/05/2025.
>> Xem chi tiết Toàn văn Nghị định 69/2025/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam: TẠI ĐÂY
Toàn văn Nghị định 69/2025/NĐ-CP về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của tổ chức tín dụng Việt Nam (Hình từ Internet)
Điều kiện đối với tổ chức tín dụng Việt Nam bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài được quy định ra sao?
Căn cứ tại Điều 11 Nghị định 01/2014/NĐ-CP sửa đổi bổ sung bởi Khoản 10 Điều 1 Nghị định 69/2025/NĐ-CP quy định như sau:
(1) Tổ chức tín dụng chuyển đổi hình thức pháp lý thành tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án cổ phần hóa, phương án chuyển đổi được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật, trong đó có phương án bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
(2) Tổ chức tín dụng cổ phần phải có phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ được Đại hội đồng cổ đông thông qua, trong đó có phương án chào bán cổ phần, phát hành cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài.
Tổ chức tín dụng cổ phần có tỷ lệ sở hữu của Nhà nước trên 50% vốn điều lệ thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính của doanh nghiệp nhà nước trước khi trình Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án tăng vốn điều lệ, phương án bán cổ phiếu quỹ.”
Như vậy, tại khoản 2 Nghị định 69/2025/NĐ-CP đã bổ sung thêm phương án phát hành cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài ngoài ra còn bổ sung thêm thêm phương án cụ thể trước khi trình Đại hội đồng cổ đông là phương án tăng vốn điều lệ, bán cổ phiếu quỹ.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sở hữu nhà ở tại TP.HCM được không?
Căn cứ tại khoản 22 Điều 3 Luật Đầu tư 2020 quy định thì tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài là tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông.
Vì vậy từ khái niệm trên ta có thể kết luận rằng doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chính là tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoà.
Căn cứ tại Điều 17 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Điều 17. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở và hình thức được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Tổ chức, cá nhân nước ngoài được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài);
c) Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài quy định tại khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở tại Việt Nam, bao gồm cả căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ thông qua các hình thức sau đây:
a) Tổ chức quy định tại điểm a khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại Việt Nam;
b) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở thương mại của chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở không thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 của Luật này;
c) Tổ chức, cá nhân quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này được sở hữu nhà ở thông qua mua, thuê mua nhà ở của tổ chức, cá nhân nước ngoài đã sở hữu nhà ở theo quy định tại điểm b khoản này.
Như vậy, Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có thể sở hữu nhà ở tại TP.HCM thông qua các hình thức nêu trên